Bất sản túi mật gây giãn đường mật và hình thành sỏi

Bất sản túi mật là trường hợp túi mật không phát triển, nguyên nhân có thể từ bẩm sinh, do bệnh lý, hoặc túi mật teo theo cơ chế tự miễn… Nhiều người bệnh có túi mật bất sản xuất hiện triệu chứng điển hình của viêm túi mật như đau quặn mật, đầy trướng, chậm tiêu… dẫn tới chẩn đoán nhầm và phải trải qua cuộc phẫu thuật không cần thiết, nhưng túi mật không được tìm thấy, điều này vô tình đã gây tổn thương đường mật vốn bình thường của người bệnh.

Khái quát về bất sản túi mật

Bất sản túi mật là bệnh hiếm gặp với tỉ lệ mắc khoảng 0.013 – 0.065%. Thường gặp nhiều ở độ tuổi 36 – 46 và phụ nữ bị nhiều gấp 2 - 3 lần nam giới. Người lớn được chẩn đoán túi mật bất sản thường khỏe mạnh và không có dị tật bẩm sinh khác nhưng có thể kèm theo sỏi ống mật chủ, ung thư biểu mô đường mật, xơ viêm đường mật... Ở trẻ sơ sinh, bất sản túi mật còn kết hợp với bất thường ở các cơ quan khác trong cơ thể như: hẹp đường mật (9%), thông liên thất bẩm sinh, không có hậu môn, bất sản thận (thiếu một quả thận) và bệnh dính ngón tay…

Bất sản túi mật là gì

Bất sản túi mật là gì?

Triệu chứng

Bác sĩ Raul Rivera - Trung tâm y tế quân đội Brooke, Texas đã tiến hành nghiên cứu trên 208 bệnh nhân bị bất sản túi mật với các triệu chứng: 90% bị đau ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng, phân nửa bệnh nhân bị khó tiêu khi ăn nhiều chất béo, và khoảng 1/3 bệnh nhân xuất hiện vàng da. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng triệu chứng gợi ý bệnh lý đường mật xuất hiện khoảng 23% trường hợp, men gan tăng ở 30% - 60% các trường hợp, và hình ảnh trên X - quang thường gợi ý đến viêm túi mật mạn tính. Cơ chế của các triệu chứng trên có thể là sỏi đường mật nguyên phát, rối loạn vận động mật hoặc giãn đường mật gây nên.

Chẩn đoán bất sản túi mật

Các xét nghiệm tiền phẫu hay áp dụng cho đường mật (như xạ hình túi mật) dễ gây nhầm lẫn trong phát hiện túi mật bất sản. Vì hình ảnh của các mô quanh tĩnh mạch cửa, nếp gấp phúc mạc quanh gan thường bị kết luận là dày, teo hoặc sẹo túi mật. Tương tự, các chẩn đoán bằng phương pháp nội soi tụy mật ngược dòng cũng không phát hiện được túi mật bất sản có thể do cản trở ở ống mật. Như vậy chẩn đoán tiền phẫu của bất sản túi mật là vô cùng khó khăn.

Frey đã đặt tiêu chuẩn để chẩn đoán bất sản của túi mật. Trong khi phẫu thuật, nếu túi mật không nằm ở vị trí giải phẫu bình thường, nên tìm kiếm ở vị trí khác như trong gan, bên trái và ngay dưới mặt sau của gan, sau tụy, sau tá tràng và trong thành trước bụng. Nếu không thấy túi mật trong tất cả các vị trí trên, bắt buộc phải chụp đường mật. Thăm dò ống mật chủ nên được thực hiện nếu phát hiện sỏi trong ống mật chủ hay ống mật chủ giãn hơn 20 mm trên kết quả chụp đường mật.

Chẩn đoán bất sản túi mật

Chẩn đoán bất sản túi mật

Phẫu thuật là cần thiết để thực hiện đầy đủ các tiêu chí của Frey để chẩn đoán bất sản túi mật. Tuy nhiên phẫu thuật có thể gây biến chứng có hại cho bệnh nhân, chuyên gia khuyến cáo rằng không nên thực hiện một cuộc phẫu thuật lớn chỉ với mục đích chẩn đoán. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi nghi ngờ bất sản túi mật trong phẫu thuật nội soi, nên dừng các thủ thuật tiếp theo và nên chẩn đoán chính xác hơn bằng phương pháp như CT scan ổ bụng.

Hậu quả

Bởi vì hầu hết các bệnh nhân đều hết triệu chứng sau khi trải qua cuộc phẫu thuật không cần thiết, nên đã có ý kiến cho rằng các triệu chứng đau bụng trước đó của người bệnh có thể do ống mật chủ giãn ra để đảm nhận vai trò của lưu trữ mật ở vị trí của túi mật không có. Và ống mật chủ giãn cũng có thể dẫn đến sự hình thành sỏi đường mật. Vì vậy, phát hiện sớm bất sản túi mật sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn các cuộc phẫu thuật thăm dò không cần thiết và điều trị hậu quả sớm của nó như sỏi đường mật, giãn đường mật, viêm đường mật… cho người bệnh.

Nguồn tham khảo: www.medicinenet.com

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật, sỏi đường mật, sỏi túi mật...

TPCN Kim Đởm Khang Giải pháp cho bệnh sỏi mật, sỏi túi mật