Phụ nữ dễ mắc sỏi mật - nguyên nhân tại sao?

“Tôi năm nay 27 tuổi, đã có gia đình, 1 con trai 3 tuổi và đang mang thai bé thứ hai được 8 tháng. Thời gian vừa rồi tôi hay bị đầy bụng sau ăn, đi khám bác sĩ nói tôi có sỏi mật và cần hết sức lưu ý trong ăn uống, sau khi sinh cần được điều trị sớm. Qua tìm hiểu, tôi biết sỏi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, túi mật, viêm gan… Tôi cảm thấy rất lo lắng. Trước đây tôi vẫn nghĩ sỏi mật chỉ gặp phụ nữ trung niên. Thật không ngờ khi tôi lại là bệnh nhân của sỏi mật khi còn trẻ. Tôi không biết nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh sỏi mật là gì? Và tôi cần làm thế nào để bệnh không phát triển quá nhanh”.

Đây chính là một trong số rất nhiều thắc mắc của những người phụ nữ trẻ không may bị sỏi mật. Tâm lý chung của họ là thường rất hoang mang, lo lắng, không hiểu vì sao mình lại bị mắc căn bệnh này. Dưới đây là sẽ những giải đáp, giúp các bạn nữ hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành sỏi mật, cùng các phương pháp để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Nguy-co-soi-mat-o-phu-nu-mang-thai

Đầy bụng, chậm tiêu là dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi mật

Sỏi mật là bệnh được hình thành chủ yếu do sự ứ trệ dịch mật kéo dài, do mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật hoặc do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng. Nếu không được quan tâm điều trị, bệnh có thể dẫn tới tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, túi mật, viêm tụy cấp, áp-xe gan, xơ gan… Những người phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh thường tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật do cơ thể có nhiều thay đổi trong giai đoạn này.

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi mật ở phụ nữ thường bao gồm:

Tăng mức Progesterone

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, mức Progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên. Progesterone có tác dụng giúp thư giãn cơ bắp. Các túi mật giãn ra sẽ làm chậm quá trình lưu thông mật, khiến dịch mật bị ứ trệ. Và khi mật bị lắng đọng trong túi mật quá lâu, sỏi mật sẽ được hình thành.

Thừa cân, béo phì

Sự tăng cân nhanh chính là nguyên do khiến cho nhiều chị em phải đối mặt với nguy cơ bị sỏi mật. Vì khi chị em tăng cân sẽ kích hoạt cơ thể tăng tiết cholesterol, lượng cholesterol càng tăng, nguy cơ phát triển sỏi mật càng cao.

Tiền sử gia đình

Do có ảnh hưởng của yếu tố gen và cơ địa, nên những phụ nữ có tiền sử gia đình bị sỏi mật sẽ càng dễ bị sỏi mật hơn, nhất là sau khi sinh hoặc khi đang mang thai.

Sinh con muộn

Những phụ nữ mang thai sau tuổi 35 thường đối diện với nguy cơ cao phát triển sỏi mật. Tuổi tác chính là nguyên nhân khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng. Kết hợp với việc mang thai muộn, sự thay đổi nội tiết tăng càng dẫn tới nguy cơ bị sỏi mật cao.

Giảm cân đột ngột

Khi giảm cân đột ngột, lượng cholesterol thừa sẽ được tích lũy trong mật và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi mật.

Dùng biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai liên quan đến hormone thay thế (estrogen) làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormone được bổ sung cho cơ thể ở dạng uống thay vì gián tiếp dính qua da. Viên ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi mật, nhất là trong mười năm đầu sử dụng.

su-dung-thuoc-tranh-thai-va-nguy-co-bi-soi-mat

Sử dụng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ sỏi mật ở nữ giới

Đa số chị em bị sỏi mật đều không hề hay biết vì không có triệu chứng rõ ràng. Một số triệu chứng cơ bản có thể bao gồm: Đầy trướng, chậm tiêu, nhất là sau bữa ăn giàu chất béo. Đau hạ sườn phải, cơn đau xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn, cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng hoặc nhức nhối. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải...

Người bệnh sỏi mật sẽ được chỉ định phẫu thuật khi sỏi đã gây ra biến chứng. Nếu sỏi chưa gây ra vấn đề gì thì có thể sử dụng thuốc để hạn chế sự phát triển của sỏi. Hiện nay, những vị thuốc từ Đông y đang được ưa chuộng hơn trong điều trị sỏi mật, bởi hiệu quả và tính an toàn mà chúng mang lại. Một số thảo dược hay được sử dụng như Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần… giúp tăng cường sự vận động, lưu thông đường mật, hạn chế sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, giúp bào mòn sỏi và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của sỏi mật gây ra.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý tránh các đồ ăn có hàm lượng mỡ cao. Nên thay đổi cách chế biến ví dụ như, thay vì rán, xào, hãy đổi sang hầm, nấu canh, luộc, hấp… Những thức ăn giàu cholesterol như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật,… cũng cần hạn chế. Nên tăng cường rau xanh chất xơ; ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh; tẩy giun theo định kì 6 tháng/1 lần; luyện tập thể dục thể thao, vận động hàng ngày…

Xem thêm: Đánh giá của người bệnh sỏi mật về Kim Đởm Khang hiệu quả

Lan Anh

 

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật