Bệnh của túi mật và các dấu hiệu nhận biết

Bệnh túi mật thường ít được chú ý cho đến khi nó gây nên các triệu chứng trên lâm sàng. Một số bệnh túi mật gây đau đớn và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm các bệnh lý của túi mật.

Các bệnh của túi mật

Bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật đều được coi là bệnh túi mật. Các bệnh túi mật bao gồm:

Viêm

Viêm túi mật có thể cấp tính hoặc mãn tính. Viêm túi mật mãn tính là kết quả của một số đợt viêm túi mật cấp tính. Viêm làm tổn thương túi mật, mất khả năng co bóp và hoạt động bình thường của túi mật.

Sỏi túi mật

Sỏi túi mật là những viên đá nhỏ tạo ra do sự tích tụ các thành phần trong dịch mật, có kích thước khác nhau từ nhỏ như hạt cát hay lớn đến vài cm và nhiều người mắc sỏi túi mật mà không hề phát hiện ra trong nhiều năm. Khi sỏi túi mật tăng lên về kích thước, số lượng, chúng làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, gây viêm, nhiễm trùng và đau. Sỏi túi mật thường là thủ phạm gây viêm túi mật cấp tính.

Hầu hết sỏi túi mật hình thành từ cholesterol (sỏi cholesterol) hoặc từ bilirubin – một sản phẩm phân hủy của hồng cầu có trong dịch mật, sỏi bilirubin ít gặp hơn sỏi cholesterol.

Polyp túi mật không thể tự biến mất

Các bệnh túi mật thường gặp

Tpcn Kim Đởm Khang – giải pháp toàn diện cho sức khỏe gan mật, giúp cải thiện và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh lý túi mật. Vui lòng liên hệ SĐT 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Viêm túi mật không do sỏi

Sỏi túi mật không phải là nguyên nhân gây ra tất cả các trường hợp bị viêm túi mật. Viêm túi mật không do sỏi có thể xuất hiện sau tai nạn, chấn thương, do stress hoặc đại phẫu. Các triệu chứng của bệnh thường giống như bệnh sỏi túi mật nên dễ gây nhầm lẫn.

Nhiễm trùng đường mật

Nhiễm trùng có thể xảy ra khi đường mật bị tắc nghẽn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng lan rộng sang các cơ quan khác và tỷ lệ tử vong rất cao.

Áp xe túi mật

Một số người bị sỏi mật có thể phát triển mủ trong túi mật. Thành phần của dịch mủ gồm: tế bào bạch cầu, vi khuẩn và mô chết. Sự hình thành mủ dẫn đến cơn đau bụng trầm trọng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thủng túi mật

Nếu sỏi túi mật không được chữa trị thì có thể dẫn đến thủng túi mật, hoặc thủng túi mật cũng có thể là một biến chứng của viêm túi mật cấp. Từ vị trí túi mật bị thủng, dịch mật bị rò rỉ sang các cơ quan khác của cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng phúc mạc, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.

Tắc ruột do sỏi

Sỏi túi mật có thể đi vào ruột và gây tắc ruột. Tình trạng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Phổ biến nhất ở người trên 65 tuổi

Polyp túi mật

Polyp là sự tăng trưởng lành tính của lớp niêm mạc bên trong lòng túi mật. Các polyp túi mật nhỏ thường không gây nên các vấn đề bất thường và triệu chứng gì. Nhưng những polyp lớn >10 mm thì cần phải loại bỏ do nguy cơ gây ung thư túi mật rất cao.

Dày, vôi hóa thành túi mật

Túi mật khỏe mạnh là nhờ có hệ thống cơ hoạt động nhịp nhàng. Theo thời gian, các cặn canxi có trong dịch mật, thâm nhiễm làm cứng và dày hóa thành túi mật. Tình trạng này được gọi là túi mật sứ hay vôi hóa túi mật. Những người bị vôi hóa túi mật có nguy cơ cao mắc ung thư túi mật

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật rất hiếm gặp, nhưng nguy hiểm và tiến triển nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh túi mật

Các triệu chứng thường gặp của bệnh túi mật bao gồm:

- Đau: triệu chứng phổ biến nhất của bệnh túi mật là đau. Đau thường xảy ra ở phần giữa và phía trên bên phải bụng. Đau có thể âm ỉ và ngắt quãng hoặc cũng có thể khá nghiêm trọng và liên tục. Trong một số trường hợp đau có thể lan ra sau lưng và ngực.

- Buồn nôn và nôn mửa: Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng thông thường trong tất cả các bệnh lý túi mật.

- Sốt hoặc ớn lạnh: sốt có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng bạn cần nhanh chóng điều trị trước khi tình trạng trở nên xấu đi, đặc biệt khi nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

- Tiêu chảy mạn tính: Có ít nhất 3 lần tiêu chảy trong một ngày và kéo dài ít nhất ba tháng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm túi mật mãn tính.

- Vàng da: vàng da có thể là dấu hiệu của tắc đường dẫn mật gây ra bởi sỏi túi mật.

- Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu: phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu có thể là những dấu hiệu của tắc dịch mật.

Các bệnh túi mật ít khi gây tử vong nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa các bệnh túi mật nếu có chê độ ăn uống khoa học: ít chất béo và cholesterol, giàu rau xanh, hoa quả tươi và chất xơ kết hợp với vận động thường xuyên, duy trì thể trạng khỏe mạnh.

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Tham khảo: http://www.healthline.com/health/gallbladder-problems-symptoms#4

------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người sỏi mật, viêm túi mật, viêm đường mật…

TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật