Bệnh sỏi mật: Những ai dễ mắc và cần thận trọng?

Theo thống kê, có tới hơn 25 trệu người Mỹ mắc bệnh sỏi mật và khoảng một triệu người được chẩn đoán mới mỗi năm. Bệnh sỏi mật khá phổ biến và dễ mắc phải nếu như bạn không có kiến thức y tế nhất định về sỏi mật và không biết cách dự phòng nguy cơ của căn bệnh này.

Bệnh sỏi mật là tình trạng tạo sỏi trong túi mật hoặc đường mật khiến cho người bệnh đau đớn và dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sỏi mật, được phân biệt rõ ràng theo giới tính, độ tuổi và các điều kiện sức khỏe của người bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở nữ giới

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nhiều so với nam giới. Một phần tư số phụ nữ Mỹ ở tuổi 60 bị bệnh sỏi mật. Với những phụ nữ ở tuổi 75, tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật tăng lên là 50%. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở nữ giới là do estrogen – nội tiết tố nữ kích thích gan loại bỏ cholesterol từ máu vào dịch mật. Quá nhiều cholesterol trong dịch mật được cho là nguyên nhân gây sỏi cholesterol túi mật.

Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại: 0963.022.986 để được tư vấn chi tiết.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, đó là:

Mang thai: Phụ nữ trong thai kỳ có nhiều nguy cơ mắc bệnh sỏi mật hơn. Nếu mắc bệnh sỏi mật thì các triệu chứng của những phụ nữ mang thai cũng sẽ rõ ràng hơn là những chị em không mang bầu. Người bệnh sỏi mật không nên thực hiện phẫu thuật lấy sỏi ngay khi phát hiện bệnh. Thông thường, sỏi mật có thể tự tan biến sau khi sinh nở. Phẫu thuật nội soi để lấy sỏi mật sẽ chỉ được áp dụng khi sỏi mật không tự tan sau khi sinh con.

Liệu pháp điều trị hormone thay thế: Trong một số nghiên cứu lớn, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng liệu pháp điều trị hormone làm tăng nguy cơ gấp đôi hoặc gấp ba lần mắc bệnh sỏi mật ở phụ nữ. Bởi vì, liệu pháp điều trị hormone thay thế cung cấp estrogen cho cơ thể làm tăng triglycerides - một loại acid béo làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol. Tuy nhiên, nếu chị em phụ nữ sử dụng bổ sung hormone dạng gel bôi trơn, nguy cơ mắc sỏi mật sẽ giảm xuống thấp hơn so với những người dùng estrogen đường uống.

Nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở nam giới

Khi tới 75 tuổi, có khoảng 20% nam giới đã bị mắc sỏi mật. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân sỏi mật không có triệu chứng nhưng khi lớn tuổi hơn, các triệu chứng sẽ dần dần bộc lộ. Một nghiên cứu được thực hiện ở những người cao tuổi trong viện dưỡng lão cho thấy, có tới 66% phụ nữ và 51% nam giới mắc bệnh sỏi mật. Nam giới phẫu thuật cắt bỏ túi mật có nguy cơ bị biến chứng sỏi mật tái phát cao hơn nhiều so với nữ giới.

Nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở trẻ em

Bệnh sỏi mật tương đối hiếm gặp ở trẻ em. Nếu trẻ bị mắc sỏi mật, khả năng cao trẻ là sỏi mật sắc tố. Trẻ em gái không có nhiều nguy cơ mắc sỏi mật hơn những trẻ em là nam giới. Nguy cơ mắc sỏi mật tăng cao ở trẻ em tăng cao, nếu các bé gặp các trường hợp như chấn thương cột sống, thiếu hồng cầu hay suy giảm miễn dịch.

Nguy cơ mắc bệnh sỏi mật khác

Bỏ bữa sáng thường xuyên làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Chủng tộc: Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật có liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt là lượng chất béo hấp thu vào cơ thể. Nên tỷ lệ mắc sỏi mật là rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới do thói quen ăn uống và thực phẩm khác nhau. Ví dụ, người Tây Ban Nha và Bắc Âu có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn so với những người có nguồn gốc châu Á và châu Phi. Những người gốc châu Á nếu bị mắc bệnh sỏi mật thì họ có nhiều khả năng mắc sỏi mật có sắc tố màu nâu.

Các chuyên gia y tế cho rằng, sự kết hợp của các yếu tố di truyền cũng như chế độ ăn uống là nguyên nhân chính của tình trạng này.

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh sỏi mật thì nguy cơ mắc sỏi mật của các thành viên còn lại trong gia đình đó sẽ rất cao và chiếm tới 30% nguyên nhân hình thành sỏi mật gây đau đớn cho các bệnh nhân. Trong đó, gene ABCG8 có liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi, gene ABCG8 làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi mật. Gene này quy định lượng cholestetol được phép tan vào dịch mật vừa đủ. Các protein do gene ABCG8 tạo ra cũng ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển chất béo từ cơ thể vào dịch mật.

Bệnh đái tháo đường: Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc sỏi túi mật, bệnh đường mật cao hơn so với người không mắc bệnh này.

Sụt cân nhanh chóng: Sụt cân nhanh chóng đồng nghĩa với tỷ lệ tăng cân lại sau đó là rất cao. Sau khi bệnh nhân trở lại cân nặng lúc ban đầu, gan sẽ tăng mạnh sản xuất cholesterol làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.

Một số bệnh rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng của thuốc:

Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đường máu cao. Các nghiên cứu cho thấy, hội chứng chuyển hóa là một trong những điều kiện phát triển bệnh sỏi mật.

Song song, một số bệnh lý khác như bệnh Crohn khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh túi mật, hoặc xơ gan cũng là bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, đặc biệt là sỏi mật sắc tố. Ngoài ra, một vài rối loạn khác như rối loạn máu hay thiếu sắt hem cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể và tăng nguy cơ bị bệnh sỏi mật. Một nguyên nhân khác rất hay gặp đó là một số thuốc điều trị, chẳng hạn như các loại thuốc hạ cholesterol (fibrate) và thuốc lợi tiểu (thiazide) cũng có thể góp phần tăng nguy cơ cao sỏi mật; Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch làm cho dịch mật không có cơ hội được tống xuất xuống đường tiêu hóa, dịch mật ứ đọng lâu ngày gây nên sỏi. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, nhưng nếu bạn có hiểu biết về tất cả những nguy cơ này và phòng tránh được, bạn sẽ không cần phải lo lắng nhiều đến những cơn đau đớn do biến chứng sỏi mật, những ca phẫu thuật đáng sợ hay thậm chí là ung thư túi mật, ung thư đường mật. Kết hợp với dự phòng các nguy cơ ở trên, bạn cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục và sử dụng thực phẩm chức năng để ngăn ngừa căn bệnh sỏi mật này.

Nguồn tham khảo: http://www.nytimes.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật