Sỏi mật ở trẻ em là bệnh lý hiếm gặp, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, thường gặp nhất ở trẻ từ 10 – 15 tuổi. Bệnh có thể để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.
Sỏi ở trẻ chủ yếu là sỏi sắc tố, rất ít khi là sỏi cholesterol. Không có một nguyên nhân chắc chắn nào làm phát sinh sỏi ở trẻ, nhưng thông thường các bác sỹ cho rằng nó liên quan đến hai lý do sau:
- Nhiễm ký sinh trùng: Đặc biệt là giun đũa. Khi môi trường dịch tiêu hóa bị rối loạn hoặc giun đũa phát triển quá nhiều di chuyển lạc lên đường dẫn mật. Chúng ký sinh, đẻ trứng sau đó chết đi. Trứng và xác giun tạo điều kiện cho các thành phần sắc tố mật và canxi trong dịch mật bám vào, về lâu dài hình thành sỏi.
- Mắc bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh: Nếu trẻ bị căn bệnh này, lượng bilirubin tự do – sản phẩm tạo ra khi hồng cầu bị phá hủy tăng cao trong dịch mật kết tụ lại với nhau tạo thành sỏi bilirubin (sỏi sắc tố).
Mặt khác, nếu trẻ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố sau đây, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật hơn những đứa trẻ khác:
- Trẻ thừa cân, béo phì
- Tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ hoặc anh chị ruột từng bị sỏi mật
- Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh nhóm ceftriaxone.
- Trẻ bị viêm đường mật hoặc có dị tật đường mật (u nang ống mật chủ, teo xơ đường mật…).
TPCN Kim Đởm Khang – giải pháp an toàn tử thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963.022.986 để được biết thêm thông tin chi tiết
Sỏi mật phát triển đôi khi không để lại triệu chứng, nếu có nó thường sẽ khởi phát đột ngột với cơn đau bụng vùng hạ sườn phải, nhưng cũng có thể xuất hiện ở giữa hoặc và lan ra tận sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút đến vài giờ nhất là sau bữa ăn, nếu đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đau tăng lên. Tuy nhiên rất khó để một đứa trẻ có thể miêu tả chính xác cơn đau xuất hiện ở vị trí nào. Vì vậy khi thấy trẻ hay quấy khóc, ăn uống khó tiêu, thường xuyên kêu đau nhiều ở bụng tốt nhất bạn nên đưa con đi khám để kiểm tra chính xác.
Ngoài ra, ở một số trẻ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn, sốt hoặc phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu… Đó là những triệu chứng xuất hiện trong trường hợp sỏi làm tắc nghẽn đường mật.
Cơn đau ở vùng bụng trên bên phải là dấu hiện điển hình của bệnh sỏi mật trẻ em
Xét nghiệm thông thường và phổ biến nhất để chẩn đoán sỏi mật là siêu âm. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dựa vào sóng âm, giúp xác định kích thước và vị trí của viên sỏi cũng như tìm được các dấu hiệu của phản ứng viêm. Ngoài ra trẻ có thể được chỉ định tiến hành một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh khác để kiểm tra sự tắc nghẽn của ống dẫn mật và hoạt động của túi mật như:
- Chụp X-quang vùng bụng.
- Chụp Hida scan: Sử dụng chất phóng xạ để theo dõi dòng chảy của mật từ gan vào ruột non, qua đó đánh giá được những bất thường của túi mật và ống dẫn mật.
- Chụp cộng hưởng từ mật tụy: Sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh gan, túi mật, ống dẫn mật và tuyến tụy. Đây là phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn, thường được thực hiên khi nghi ngờ kết quả siêu âm không chính xác.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Ít được áp dụng do trẻ thường sợ và hay quấy khóc. Tuy nhiên đây là phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý sỏi ống mật, tắc nghẽn ống mật.
Ngoài ra, con bạn có thể cần tiến hành xét nghiệm máu để xem xét dấu hiệu của nhiễm trùng, tắc nghẽn, vàng da… và để loại trừ các nguyên nhân khác.
Nếu sỏi mật ở trẻ không gây triệu chứng và chưa xuất hiện biến chứng thì không cần thiết phải điều trị. Cha mẹ chỉ cần lưu tâm điều chỉnh lại chế độ ăn cũng như thay đổi lối sống cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ vận động nhiều, hạn chế ngồi lâu… và đưa con tái khám sức khỏe định kỳ.
Ở trẻ rất ít khi được chỉ định sử dụng thuốc làm tan sỏi do chúng để lại nhiều tác dụng không mong muốn. Nếu trẻ mắc sỏi túi mật tái đi, tái lại nhiều lần hay túi mật bị mất chức năng phẫu thuật nội soi có thể được chỉ định để cắt bỏ túi mật do phương pháp này ít xâm lấn và có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật mổ hở. Thông thường, việc cắt bỏ túi mật ít làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt bình thường của trẻ. Tuy nhiên sau phẫu thuật trẻ có thể gặp phải một số biến chứng như tiêu chảy hay khó tiêu. Phẫu thuật nội soi cũng có thể giúp lấy sỏi ống mật chủ, nhưng khó thực hiện ở trẻ em do các ống dẫn mật của trẻ thường rất nhỏ. Vì vậy trong trường hợp trẻ được chẩn đoán có sỏi trong ống mật chủ, nội soi mật tụy ngược dòng sẽ được sử dụng để gắp sỏi ra khỏi ống dẫn mật. Bên cạnh đó, trẻ có thể được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh dự phòng hoặc điều trị nhiễm khuẩn, các loại thuốc chống viêm giảm phù nề.
Sau phẫu thuật nội soi, trẻ chỉ cần ở lại bệnh viện trong một vài ngày. Thời gian sau đó trẻ cần phải hạn chế hoạt động để phục hồi, nhưng thông thường có thể đi học trở lại sau phẫu thuật 1 tuần và hoạt động thể chất bình thường sau 2 tuần.
Cẩn thận theo dõi sức khỏe của con sau phẫu thuật là rất cần thiết. Nếu thấy các dấu hiệu sau bạn nên nhanh chóng đưa con nhập viện để kiểm tra:
- Sốt cao trên 39 độ
- Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
- Ăn ngủ kém, vàng da
Trẻ em khó có thể tự mình quản lý tốt bệnh sỏi mà cần có sự hỗ trợ của bố mẹ, người thân. Bạn có thể giúp con những việc sau đây:
- Nên cho trẻ ăn một chế độ ăn hạn chế chất béo (nhất là nếu trẻ bị béo phì) nhưng vẫn đảm bảo cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Một chế độ ăn quá khắt khe không phải là một lựa chọn tốt cho con của bạn. Để chắc chắn bạn có thể trao đổi với bác sỹ điều trị và nhận những lời khuyên từ họ.
- Khuyến khích tăng vận động bằng cách cho con chơi những môn thể thao yêu thích như bóng đá, bơi lội… hạn chế cho trẻ ngồi nhiều trước máy tính hoặc điện thoại.
Khuyến khích trẻ vui chơi các môn thể thao lành mạnh sẽ giúp hạn chế nguy cơ hình thành và tái phát sỏi mật
- Giáo dục con trong cách vệ sinh cá nhân hàng ngày và trước hoặc sau khi ăn để hạn chế sự phát triển của các loại giun sán. Và đừng quên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Ngoài ra, đối với những trẻ biết đọc bạn có thể khuyến khích cho con đọc những tài liệu, sách báo để biết thêm thông tin về bệnh mà mình đang gặp phải từ đó giáo dục cho trẻ biết tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh tật của mình.
Xem thêm: TPCN Kim Đởm Khang - hỗ trợ điều trị sỏi mật, gan nhiễm mỡ
Nguồn tham khảo: http://indianpediatrics.net/ http://surgery.yale.edu/