Phẫu thuật cắt túi mật được đánh giá là một phương pháp điều trị sỏi mật an toàn giúp loại bỏ sỏi trong túi mật. Tuy nhiên, bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng đều có những rủi ro nhất định. Bên cạnh những biến chứng ngay tại thời điểm mổ như chảy máu, sốt và nhiễm trùng, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy trướng bụng, táo bón phổ biến nhất là tiêu chảy.
Các biến chứng sau mổ cắt túi mật trên hệ tiêu hóa thường gặp bao gồm:
Tiêu chảy là biến chứng sau mổ cắt túi mật thường gặp
Túi mật là một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, làm nhiệm vụ lưu trữ và điều chỉnh dòng chảy của dịch mật xuống đường ruột để tiêu hóa chất béo, sau mỗi bữa ăn. Nhưng sau khi cắt túi mật, dịch mật được đẩy trực tiếp từ gan vào ruột non, kể cả khi không có chất béo. Vì vậy, biến chứng sau mổ cắt túi mật như tiêu chảy là khó tránh khỏi.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 2 lần mỗi ngày. Nguyên nhân là do khi không còn túi mật, lượng acid mật ở trong ruột nhiều hơn trước đó; Acid mật gây tiêu chảy bằng cách kích thích co bóp đường ruột và thúc đẩy bài tiết chất lỏng ở ruột già (tương tự như thuốc nhuận tràng).
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sau cắt túi mật là tạm thời và khỏi ngay sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có đến 17% người bệnh kém may mắn hơn bị tiêu chảy kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm (tiêu chảy mạn tính). Nam giới dưới 50 tuổi, đặc biệt là những người béo phì có nguy cơ cao bị tiêu chảy mạn tính sau phẫu thuật cắt túi mật hơn những người khác.
Điều trị tiêu chảy sau cắt túi mật tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng. Bác sỹ có thể kê thuốc cầm tiêu chảy như loperamide, thuốc làm giảm hấp thu acid mật như cholestyramine hoặc aluminum hydroxide. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn chất béo, caffeine, đồ ngọt, sữa và các sản phẩm từ sữa để giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa tiêu chảy nặng hơn.
Nếu bạn bị biến chứng sau mổ cắt túi mật là tiêu chảy có máu, kèm theo sốt và đau bụng, bạn nên tái khám.
Các biến chứng sau mổ cắt túi mật này thường kéo dài trong một vài tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Nguyên nhân là do không còn túi mật để điều chỉnh dòng chảy của mật, cơ thể chưa thích nghi được với điều này, làm cho chất béo không được tiêu hóa hợp lý. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy no, đầy tức bụng và không muốn ăn.
Biến chứng sau mổ cắt túi mật trên hệ tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và sụt cân
Thuốc giảm đau được sử dụng sau phẫu thuật là một trong những nguyên nhân gây táo bón sau cắt túi mật. Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây… giúp ngăn ngừa và giảm táo bón. Trường hợp táo bón nặng cần được điều trị bằng thuốc làm mềm phân.
Phẫu thuật cắt túi mật chỉ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn sỏi nằm ở trong túi mật, vì vậy những viên sỏi nằm ở vị trí khác (như ống mật chủ) có thể bị bỏ sót. Sỏi ống mật chủ có thể ngăn chặn dòng chảy của mật vào ruột non và dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và vàng da.
Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, bạn sẽ phải tiếp tục điều trị sỏi ống mật chủ.
Mặc dù hiếm gặp nhưng các dụng cụ y tế được sử dụng trong quá trình phẫu thuật túi mật có thể gây tổn thương đường ruột. Nếu điều này xảy ra, người bệnh sẽ bị đau bụng, buồn nôn, ói mửa và sốt, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng những biến chứng sau mổ cắt túi mật về tiêu hóa gây ra sự khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, trừ trường hợp bắt buộc phải cắt túi mật, bạn nên áp dụng các giải pháp bài sỏi khác an toàn và ít biến chứng hơn.
Theo Gs. Hoàng Bảo Châu – nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, có 8 loại thảo dược được coi là “khắc tinh” của bệnh sỏi mật, viêm đường mật là: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần và Kim tiền thảo. Chúng có khả năng tác động lên toàn hệ thống gan mật như: Tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bào mòn sỏi hiệu quả mà không phải phẫu thuật. Ngay cả khi đã cắt túi mật, sử dụng 8 loại thảo dược trên cũng giúp phòng biến chứng sau mổ cắt túi mật trên hệ tiêu hóa và ngừa tái phát sỏi về lâu dài.
Tpcn Kim Đởm Khang – giúp bài sỏi mật
Bạn có thể tìm thấy 8 thảo dược khắc tinh của sỏi mật trong thực phẩm chức năng KIM ĐỞM KHANG. Đây là một trong số ít các sản phẩm bài sỏi mật từ đông dược đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện 103. Kết quả cho thấy, KIM ĐỞM KHANG là giải pháp tối ưu cho bệnh sỏi mật, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Gọi số 0962326300 để được hướng dẫn chế độ ăn, tập luyện để giúp cho việc bài sỏi mật dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Nguồn:
http://bacsinoitru.vn/content/hieu-qua-cua-kim-dom-khang-trong-dieu-tri-ho-tro-sau-lay-soi-bang-noi-soi-mat-tuy-nguoc-dong-1804.html
http://www.medicinenet.com/ask_diarrhea_gallbladder_removal/views.htm
http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholecystectomy/expert-answers/gallbladder-removal/faq-20058481
https://www.everydayhealth.com/gallbladder/digestive-problems-after-gallbladder-surgery.aspx
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước sỏi, vị trí sỏi, cơ địa mỗi người, các bệnh mắc kèm khác (bệnh gan, tiểu đường,...), chế độ ăn uống - sinh hoạt và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.