Biến chứng sỏi mật nguy hiểm đến thế nào?

Nhiều người còn xem nhẹ mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi mật Đừng chủ quan bởi biến chứng sỏi mật đôi khi rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Khi nào sỏi mật gây biến chứng?

Sự hình thành và phát triển của sỏi mật diễn ra âm thầm trong nhiều năm, vì thế có rất nhiều trường hợp không hề biết mình mắc bệnh hoặc chỉ tình cờ phát hiện ra bệnh. Điều này, vô hình dung khiến cho người ta mặc định rằng căn bệnh này không có gì đáng lo ngại cho tới một ngày xuất hiện những cơn đau quặn ở hạ sườn phải, viêm, sốt, buồn nôn, tắc mật… Lúc này, sỏi mật đã gây nhiều biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy do sỏi mật,... thậm chí có những biến chứng rất nặng.

Vậy dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết được biến chứng sỏi mật để có biện pháp ứng phó kịp thời?

Đừng nên quá lo lắng, bởi nếu chú ý bạn hoàn toàn có thể nhận biết được những biến chứng bệnh sỏi mật qua các dấu hiệu sau:

- Cơn đau vùng hạ sườn phải

Cơn đau do sỏi mật khởi phát đột ngột ở vùng hạ sườn phải, đôi khi lan ra cả vùng thượng vị và sau lưng. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ sau đó giảm dần. Đau thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc về nửa đêm gần sáng khiến cho người bệnh mất ngủ.

Đau dữ dội vùng hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo biến chứng sỏi mật

Đau dữ dội vùng hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo biến chứng sỏi mật

 - Khó tiêu, đầy trướng bụng, buồn nôn

Sỏi mật làm cản trở sự lưu thông của dịch mật xuống đường tiêu hóa nên nhiều người bị khó tiêu, đầy trướng bụng, buồn nôn sau ăn. Đôi khi các dấu hiệu này không thực rõ ràng dễ gây nhầm lẫn với bệnh dạ dày, bệnh đường tiêu hóa.

- Sốt, viêm, ớn lạnh

Sỏi mật còn có thể gây viêm đường mật, viêm túi mật hoặc ứ mật lâu ngày là môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn đường mật. Sốt là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng nhiễm khuẩn.

- Vàng da, vàng mắt

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu của tắc mật, mức độ vàng da khác nhau tùy theo mức độ tắc mật. Sỏi túi mật gần như rất ít gây tắc mật còn sỏi ở đường mật dễ gây tắc mật hơn, đặc biệt khi sỏi lọt vào những vị trí hẹp trong đường mật.

Các biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật… những biến chứng sỏi mật đôi khi rất khác nhau nhưng đều rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Viêm túi mật

Biến chứng viêm túi mật thường là do sỏi túi mật kẹt ở những vị trí hẹp như cổ túi mật, ống dẫn mật làm dịch mật bị ứ tắc trong túi mật. Dịch mật không thoát được mà ứ lại trong túi mật làm tổn thương thành túi mật, gây viêm.

Viêm túi mật là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Viêm túi mật là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Các triệu chứng cảnh báo gồm:

- Đau dữ dội, đột ngột ở vùng hạ sườn phải kéo dài vài giờ không đỡ. Thường được kích hoạt sau những bữa ăn nhiều chất béo.

- Đau nhiều hơn khi chạm vào bụng

- Buồn nôn và ói mửa

- Sốt (sốt âm ỉ hoặc sốt cao)

Cơn đau do viêm túi mật cấp tính cần phân biệt với cơn đau do sỏi đường mật - khi sỏi tạm thời làm tắc nghẽn đường mật nhưng không gây viêm túi mật. Đau do tắc nghẽn đường mật tạm thời ít dữ dội hơn viêm túi mật, không sốt và bụng cứng hơn khi chạm vào.

Các phương pháp điều trị viêm túi mật cấp gồm: Dùng thuốc giảm đau (thường là tiêm), kháng sinh (nếu có nhiễm trùng thứ cấp) và truyền dịch qua đường tĩnh mạng. Nếu đáp ứng tốt với điều trị người bệnh có thể được cho về nhà và tạm thời theo dõi, nếu không buộc phải cắt bỏ túi mật để tránh biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm đường mật

Viêm đường mật có thể xảy ra nếu sỏi làm tắc nghẽn đường mật và nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi mật cần điều trị kịp thời.

Triệu chứng viêm đường mật cấp tính bao gồm:

- Sốt

- Đau bụng

- Vàng da, vàng mắt

Viêm đường mật cấp tính được điều trị bằng dùng thuốc kháng sinh, chống co thắt cơ để điều trị ổn định. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để loại bỏ viên sỏi đang gây tắc nghẽn đường mật. Trong quá trình tiến hành nếu phát hiện còn có những viên sỏi khác nữa thì chúng cũng được loại bỏ luôn.

Phương pháp nội soi ngược dòng lấy sỏi đường mật được áp dụng trong điều trị sỏi mật

Phương pháp nội soi ngược dòng lấy sỏi đường mật được áp dụng trong điều trị sỏi mật

Viêm tụy cấp do sỏi mật

Viêm tụy (viêm tuyến tụy) là một biến chứng nghiêm trọng đôi khi xuất hiện ở những người bị sỏi mật. Viêm tụy thường phổ biến hơn ở những người có nhiều sỏi kích thước nhỏ và xảy ra khi sỏi mật làm tắc nghẽn ống tụy.

Triệu chứng viêm tụy bao gồm:

- Cơn đau dữ dội vùng bụng trên, đôi khi người bệnh còn cảm thấy đau xuyên qua lưng.

- Buồn nôn và ói mửa

- Sốt

Trường hợp viêm tụy cấp cần nhập viện cấp cứu khẩn cấp. Ngoài việc điều trị, chăm sóc hỗ trợ làm giảm tối đa sự tổn thương cho tuyến tụy khi sức khỏe người bệnh ổn định, người bệnh sẽ được điều trị loại sỏi mật bằng cách: phẫu thuật cắt túi mật (để phòng ngừa nguy cơ sỏi túi mật lại lọt xuống ống tụy gây viêm tụy trong những lần tiếp theo) hoặc nội soi ngược dòng lấy sỏi, phẫu thuật cắt cơ vòng Oddi để loại sỏi viên sỏi đang gây tắc nghẽn.

Tắc ruột do sỏi mật

Là tình trạng sỏi mật lọt vào đường ruột làm tắc ruột. Tình trạng này xuất hiện do túi mật bị viêm dính vào ruột, lâu dần phần niêm mạc ở vị trí tiếp giáp này bị ăn mòn và sỏi trong túi mật lọt vào đường ruột làm tắc ruột.

Triệu chứng thường gặp gồm:

- Đau bụng

- Đầy hơi

- Buồn nôn, ói mửa

- Táo bón

Đây là biến chứng rất nặng cần phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ sỏi và chống tắc nghẽn đường ruột.

Ung thư túi mật

Là dạng ung thư rất hiếm gặp, có thể nói hầu hết những người bị sỏi mật không phát triển thành ung thư nhưng người bị ung thư túi mật thì thường có sỏi mật. Điều này được lý giải là do sỏi mật có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường được khuyến nghị cho những trường hợp này.

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh sỏi mật

Hầu hết biến chứng sỏi mật đều nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ.

Chế độ ăn uống khi bị sỏi mật

- Hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ các loại trứng; thịt mỡ, phủ tạng động vật; đồ ăn chiên rán, xào, thức ăn sẵn, đồ hộp…

- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường mật.

- Tăng cường các loại rau củ giàu chất xơ hòa tan: Cà rốt, củ cải, atiso, cần tây, và rau bina là những sự lựa chọn tốt. Ăn nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể đào thải bớt cholesterol.

Người bị sỏi mật nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả; tránh ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh

Người bị sỏi mật nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả; tránh ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh

- Ăn nhiều trái cây tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A, C): Các loại trái cây tốt nhất là táo, bưởi và lê, cam, quýt,... Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ rất tốt cho tiêu hóa và giảm hấp thu cholesterol.

- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì, gạo lứt... cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật.

- Hạn chế thức uống có chất kích thích như cà phê, rượu trắng và các đồ uống có ga…

- Uống nhiều nước hằng ngày. Nước sẽ giúp đào thải nhiều độc tố trong cơ thể của bạn.

Thảo dược hỗ trợ

Ngoài ra, bài thuốc từ 8 thảo dược: Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Hoàng bá không chỉ lợi gan mật mà còn bài sỏi, cải thiện triệu chứng, ngừa tái phát sỏi sau phẫu thuật. Đây cũng là một giải pháp phù hợp với nhiều người khi mắc bệnh sỏi mật.

Có thể nói rằng biến chứng sỏi mật khá nguy hiểm vì thế, người bệnh không nên chủ quan, lơ là việc điều trị. Chủ động thăm khám định kỳ và điều trị, phòng bệnh đúng cách sẽ giúp bạn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm này.

Tham khảo: https://www.mydr.com.au/gastrointestinal-health/gallstones-complications