Các bệnh túi mật thường gặp ở phụ nữ mang thai

Mang thai là sứ mệnh thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Trong thời kỳ mang thai người mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Một trong số đó là những bệnh lý về túi mật như sỏi mật, ứ mật thai kỳ, bùn mật,…

Những bệnh lý túi mật thường gặp ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sỏi mật

Sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật là nguyên nhân hình thành sỏi mật. Sỏi mật thường có sỏi cholesterol, sỏi bilirubinat canxi, sỏi canxi cacbonat.

Hormon progesterol được sản sinh trong thai kỳ làm giảm sự co bóp túi mật, giảm quá trình tống đẩy, bài tiết mật bị chậm lại dẫn đến sự hình thành sỏi và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm túi mật.

Triệu chứng thường gặp gồm: đau bụng vùng hạ sườn phải xuất hiện khoảng 1h sau bữa ăn giàu chất béo, một số triệu chứng khác như: buồn nôn, vàng da. Nếu cơn đau kéo dài kèm sốt, ớn lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng túi mật bị viêm.

Ứ mật thai kỳ

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao ứ mật do cơ thể sản sinh nhiều estrogen hơn trong thai kỳ. Lượng estrogen tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật và giảm co thắt túi mật, gây nên tình trạng ứ mật.

Người mẹ mắc ứ mật thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như phân su trong dịch màng ối (thai nhi ra phân su trước khi sinh, gây cản trở việc thở của em bé), sinh non hoặc thai chết lưu.

Các triệu chứng của ứ mật thai kỳ bao gồm: ngứa dữ dội, nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt, mệt mỏi, phiền muộn, ăn mất ngon.

Ngứa dữ dội – một trong những triệu chứng thường gặp ở ứ mật thai kỳ

Ngứa dữ dội – một trong những triệu chứng thường gặp ở ứ mật thai kỳ

Bùn túi mật

Bùn túi mật xuất hiện khi cholesterol trong túi mật quá bão hòa và không đủ muối mật để hòa tan hết. Muối mật là một thành phần có cấu tạo như xà phòng, giúp hòa tan chất béo để cơ thể có thể hấp thu vào đường tiêu hóa. Nếu không có muối mật, chất béo dư thừa kết hợp với nhầy ở niêm mạc túi mật tạo thành sỏi bùn túi mật.

Trong một số trường hợp, bùn mật có thể hình thành nên sỏi mật hoặc bị loại bỏ cơ thể. Nếu bùn mật vẫn còn dai dẳng, các bác sỹ có thể kê thuốc tan sỏi cho người bệnh hoặc chỉ định phẫu thuật cắt túi mật khi bùn mật chiếm đến 2/3 túi mật hoặc gây biến chứng nguy hiểm.

Tpcn Kim đởm khang giải pháp toàn diện từ tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh lý túi mật an toàn và hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số: 0963.022.986 (trong giờ hành chính).

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh túi mật

Nhiều trường hợp các bệnh túi mật không được phát hiện, bởi không có triệu chứng và chưa gây ảnh hưởng đến chức năng túi mật. Nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên sớm nhập viện để được điều trị kịp thời:

Đau hạ sườn phải kéo dài trên 5h, đau có thể lan ra sau lưng hoặc dưới vai phải. Đau tăng lên khi hít sâu.

- Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh

- Hiện tượng tắc mật: nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, da và mắt vàng

- Buồn nôn và ói mửa

- Khó tiêu, đầy trướng

Hầu hết các triệu chứng này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kì và sau khi sinh. Nhưng nếu người mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh túi mật, các triệu chứng này sẽ xuất hiện sớm hơn.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh túi mật khi mang thai?

Người mẹ có nguy cơ cao bị sỏi mật và các bệnh lý túi mật khi mang thai nếu:

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh túi mật

- Béo phì, thừa cân

- Chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol

- Bệnh tiểu đường

Chẩn đoán bệnh túi mật khi mang thai

- Các triệu chứng của túi mật có thể bị nhầm với ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, kéo dài thì nên nghĩ đến các bệnh lý túi mật.

- Các thử nghiệm được sử dụng chẩn đoán sỏi đường mật như chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi mật tụy ngược dòng, xét nghiệm máu được thực hiện khi có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng.

- Hầu hết các xét nghiệm chẩn đoán bệnh túi mật như chụp X quang, chụp xạ hình, chụp cắt lớp vi tính CT scan đều không an toàn khi mang thai.

Một số triệu chứng của bệnh túi mật có thể bị nhầm với ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ

Một số triệu chứng của bệnh túi mật có thể bị nhầm với ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ ăn cho người mẹ mang thai mắc bệnh túi mật

Ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức độ trầm trọng của các bệnh túi mật, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Chế độ ăn khoa học cho bà mẹ mang thai mắc sỏi túi mật là:

- Hạn chế chất béo trong chế độ ăn có thể ngăn ngừa xuất hiện những cơn đau bụng mật. Nên ăn cá, thịt gà nạc thay cho thịt bò, thịt lợn; không nên ăn quá nhiều sữa béo và các sản phẩm từ sữa béo mà sử dụng sữa chua để thay thế. Dùng dầu cá, dầu thực vật thay vì mỡ động vật.

- Tăng cường chất xơ trong ngũ cốc, trái cây và rau xanh. Chúng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng khi mắc bệnh túi mật.

- Uống nhiều nước có thể giúp bạn làm sạch và loại bỏ chất dư thừa ra khỏi cơ thể

- Nên ăn các thực phẩm tươi sống thay cho các thực phẩm chế biến sẵn do chúng giàu dinh dưỡng hơn, ít chất bảo quản và phụ gia.

Điều trị bệnh lý túi mật trong thời kỳ mang thai

Các bệnh túi mật nghiêm trọng cần phải điều trị ngay vì các biến chứng nguy hiểm có thể gây nên nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Tùy thuộc vào triệu chứng, các bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị nội khoa

- Các bác sỹ có thể kê một số thuốc như axit ursodeoxycholic (INN, BAN, ANN) hoặc ursodiol (Actigall, Urso) với những phụ nữ có các triệu chứng ngứa nghiêm trọng liên quan đến ứ mật khi mang thai.

- Ngứa do ứ mật là kết quả của sự lắng đọng của bilirubin nên không thể điều trị bằng các thuốc bôi ngoài da thông thường. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ do những thuốc này có thể gây hại cho thai nhi.

- Kháng sinh sẽ được chỉ định nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt nhẹ, buồn nôn, mệt mỏi.

- Người mẹ có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc trườm lạnh lên những vùng da bị ngứa để giảm bớt sự khó chịu.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật thường không được chỉ định trong 3 tháng đầu thai kỳ do nguy cơ xảy thai cao, trừ những trường hợp nghiêm trọng.

Phẫu thuật cắt túi mật bằng nội soi là một phẫu thuật an toàn, thường được thực hiện trong thời gian 3 tháng giữa thai kỳ.

Phẫu thuật mổ hở cắt bỏ túi mật được thực hiện trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Phương pháp này đòi hỏi vết mổ rộng ở bụng để dễ dàng loại bỏ túi mật mà không làm ảnh hưởng đến tử cung.

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh túi mật thai kỳ

Thật khó để có thể chịu đựng được những cơn đau bụng mật hành hạ. Biện pháp tốt hơn là phòng ngừa đừng để chúng xảy ra. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được chúng nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

Kiểm soát tốt cân nặng: không ăn quá nhiều và không nhịn ăn quá lâu. Giữ một thể trọng ổn định, không để tăng cân quá mức.

Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như Yoga, đi bộ để giữ cho cơ thể linh hoạt và mạnh khỏe.

Giữ đường huyết ở mức ổn định: Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai khiến bà mẹ dễ mắc các bệnh như: tiểu đường, rối loạn mỡ máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Bởi vậy, phụ nữ mang thai nên giữ đường huyết ở mức ổn định để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Không tăng cân quá mức khi mang thai giúp hạn chế mắc các bệnh túi mật

Không tăng cân quá mức khi mang thai giúp hạn chế mắc các bệnh túi mật

Để hạn chế mắc các bệnh túi mật trong thời kỳ mang thai không quá khó khăn, đôi khi chỉ là một số thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể đem lại hiệu quả không ngờ. Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn lo lắng rằng mình có thể có nguy cơ hoặc nghi ngờ mắc các triệu chứng của bệnh lý túi mật.

XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TÚI MẬT HIỆU QUẢ

Tham khảo: http://www.momjunction.com/articles/gallbladder-problems-pregnancy-everything-need-know_0078865/#gref

----------------------------------------------------------

Thông tin cho bạnTPCN Kim Đởm Khang được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý túi mật, cải thiện và điều hòa chức năng gan mật.

TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả