Các bệnh về túi mật và dấu hiệu giúp nhận biết sớm

Sỏi túi mật, viêm túi mật, polyp túi mật,... là những bệnh lý thường gặp của túi mật, với các triệu chứng điển hình như ăn chậm tiêu, đau hạ sườn phải, sốt, vàng da...

Túi mật nằm ở mặt dưới gan, vùng bụng trên bên phải, dưới bờ sườn, bên cạnh ống mật chủ, được nối thông với ống mật chủ bởi một ống nhỏ (cuống túi mật). Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Bệnh của túi mật là một trong những vấn đề thường gặp của hệ thống tiêu hóa.

Các bệnh của túi mật

Sỏi túi mật

Là sự kết tụ thành một khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, bao gồm nhiều thành phần, chủ yếu là Cholesterol, Bilirubin (sắc tố mật), Canxi.

Sỏi túi mật có thể gây đau và nhiều triệu chứng khác. Nếu vị trí sỏi ở cổ túi mật, sẽ cản trở sự lưu thông bình thường của dịch mật, gây tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp.

Túi mật - sỏi túi mậtTúi mật - sỏi túi mật

Tìm hiểu thêm: • Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa triệu chứng của bệnh sỏi mật - túi mật: khó tiêu, chậm tiêu, đau hạ sườn phải, sốt, vàng da... Chỉ xác giúp giảm đầy trướng, khó tiêu do sỏi mật.

Rối loạn vận động túi mật

Tình trạng rối loạn vận động của túi mật chính là sự suy giảm chức năng túi mật mà không hề có sự xuất hiện của sỏi. Nguyên nhân có thể là viêm mạn tính, căng thẳng, vấn đề về cơ trơn của túi mật hoặc cơ vòng Oddi quá chặt. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy suy giảm chức năng tuyến giáp cũng gây nên tình trạng rối loạn vận động mật.

Có hai dạng rối loạn vận động túi mật hay gặp đó là:

- Giảm khả năng co bóp của túi mật: Túi mật bị mất trương lực, tống đẩy mật khó khăn, gây ứ mật và làm túi mật bị giãn ra. Rối loạn này không gây đau đớn nhiều nhưng sẽ làm bệnh nhân thường xuyên bị đầy trướng, khó tiêu.

- Các cơ trơn co lại khiến dịch mật trong túi mật không ra được và không xuống được tá tràng. Túi mật sẽ tăng co bóp làm tăng áp lực trong túi mật gây ra những cơn đau quặn gan.

Viêm túi mật

90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi gây ra. Viêm túi mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tuần hoàn, chảy máu các tạng, viêm phúc mạc, lỗ rò vào đường tiêu hóa…

Các triệu chứng của viêm túi mật: Đau tức bụng, buồn nôn, ói mửa, ăn không ngon, sốt, ớn lạnh hoặc đầy hơi thường xảy ra sau bữa ăn đặc biệt bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật khó chẩn đoán vì nó thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo trước. Trong thực tế, ung thư túi mật chỉ được phát hiện tình cờ khi cắt túi mật do các nguyên nhân khác như sỏi mật. Còn nếu có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán, ung thư túi mật đã ở giai đoạn nặng. Lúc này người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng như: Đau bụng đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng, đầy hơi, ngứa ngáy, sốt, chán ăn, giảm cân, buồn nôn, vàng da và lòng trắng của mắt.

Ung thư túi mật không phổ biến, nếu phát hiện sớm, loại bỏ túi mật và các mô bị ảnh hưởng trong ống dẫn mật là điều trị tiêu chuẩn. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.

Polyp túi mật

Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Chúng thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Hầu hết các polyp là kết quả của sự tích tụ cholesterol. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.

Polyp túi mật thường không có triệu chứng và không cần điều trị. Các polyp này thường được tình cờ phát hiện khi làm siêu âm túi mật. Polyp túi mật thường không gây đau.  Do đó, mọi người không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp trong túi mật của mình. Cách tốt nhất là theo dõi siêu âm mỗi sáu tháng. Khi khối polyp đủ lớn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ, điều này hoàn toàn đơn giản và không nguy hiểm sức khỏe của bạn.

Nhận diện bệnh túi mật?

Bệnh túi mật có nhiều hiểu hiện triệu chứng tương tự nhau, các triệu chứng phổ biến nhất có thể xảy ra là:

- Đau bụng: Vị trí đau của túi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của túi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.

- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.

- Vàng da: Bệnh của túi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.

- Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi

Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh ở túi mật?

Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh ở túi mật thuộc các đối tượng sau:

- Suy giáp

- Thừa cân

- Sụt cân nhanh (do bệnh, do sử dụng thuốc giảm béo)

- Tăng lượng estrogen và sử dụng thuốc tránh thai (estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật)

Phụ nữ trên 40 tuổi dễ mắc bệnh sỏi mật - túi mậtPhụ nữ trên 40 tuổi dễ mắc bệnh sỏi mật - túi mật

- Thường xuyên sử dụng thuốc kháng acid hoặc Acid dạ dày thấp

- Người trên 40 tuổi

- Phụ nữ đã sinh nhiều con

- Rối loạn mỡ máu

- Nghiện rượu

- Tiền sử gia đình: có nhiều người mắc bệnh túi mật

- Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng cholesterol trong địch mật.

- Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm làm chậm các cơn co thắt túi mật

- Chế độ ăn uống ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và không đủ rau hay chế độ ăn quá ít chất béo làm túi mật ít hoạt động, gây ứ trệ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Người bị các bệnh đường ruột: Táo bón, các bệnh như viêm ruột mãn tính, bệnh viêm loét đại tràng.

- Bệnh tiểu đường

Sự thay đổi của chế độ ăn uống với nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chiên xào, thực phẩm giàu dinh dưỡng cùng lối sống ít vận động chính là điều kiện thuận lợi cho các căn bệnh ở túi mật ngày càng phát triển.

Thu Thảo

Nguồn: http://www.gallbladderattack.com

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Danh sách bình luận
  • Kiềumy
    Kiềumy
    20:43 09/10/2021
    E bị đau ở vùng dưới xương sườn, như trên bài viết v đau từng cơn,nhấn tay vào phần đó là nó đau, không bíc phải bị túi mật hông ạ , mong bs tư vấn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:22 12/10/2021
      Chào bạn,
      Biểu hiện đau hạ suờn phải có thể có nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có các nguyên nhân từ bệnh túi mật, bệnh gan, rối loạn đường ruột, đau dây thần kinh liên sườn, bệnh lý về thận... Vì vậy để biết được nguyên nhân chính xác, bạn cần đi thăm khám tại bệnh viện để được hướng dẫn và chỉ định thăm khám, từ đó sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
      Thân mến!
  • Phan thanh phong
    Phan thanh phong
    15:31 23/12/2020
    Sỏi trên 30mm hơi khó chịu mong được tư vấn ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:18 23/12/2020
      Chào bạn!
      Không rõ hiện nay sỏi mật đang ở vị trí nào? Kích thước 30mm, sỏi khá to, nếu các triệu chứng đau của bạn không quá trầm trọng, bạn có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp để ngăn không tăng kích thước và sống chung hoà bình với sỏi.
      Trước tiên, bạn nên lưu ý chế độ ăn giảm dầu mỡ và hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, các đồ ăn chiên xào,…. Đặc biệt nên ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh; tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/1 lần; luyện tập thể dục thể thao, vận động hàng ngày… để đạt hiệu quả tốt nhất.
      Đồng thời tìm hiểu và sớm sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho sỏi mật như thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang. Sản phẩm sẽ giúp gan tăng tiết dịch mật, tăng co bóp của túi mật để bào mòn sỏi, tránh ứ trệ dịch mật và phòng nguy cơ sỏi gây biến chứng. Hơn nữa, Kim Đởm Khang là sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại khoa Nội tiêu hóa - bệnh viện 103 nên bạn có thể yên tâm về chất lượng và hiệu quả.
      Về cách sử dụng sản phẩm, bạn có thể đọc qua bài viết dưới đây:
      https://soimat.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-kim-dom-khang--giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-benh-soi-mat.html
      Nếu có băn khoăn cần giải đáp về sản phẩm hay tình trạng bệnh của bạn, bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi qua số 0962 326 300.
      Thân mến!
  • Phạm Kim. Ngân
    Phạm Kim. Ngân
    09:55 07/05/2020
    Ba tôi có bị đau co thắt ở giữa bụng và đau quằn quạu, người mệt ko có sức, sốt và nhức đầu còn đi cầu lỏng nữa . Mong Bác sĩ tư vấn giúp ạ.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      12:41 07/05/2020
      Chào bạn,
      Dựa vào biểu hiện bạn chia sẻ, khả năng cao người nhà bạn đang gặp tình trạng viêm túi mật, vì vậy bạn không nên chủ quan mà cần đưa người nhà đi thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, chống viêm phù hợp với tình trạng viêm người nhà bạn đang gặp hoặc có thể cắt túi mật trong trường hợp cần thiết.
      Trường hợp cắt túi mật hay chưa chỉ định cắt, người nhà bạn sử dụng sản phẩm Kim Đởm Khang càng sớm càng tốt nhằm hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn, kháng khuẩn kháng viêm, ngăn sỏi không tăng kích thước và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Chi tiết về sản phẩm bạn đọc thông tin dưới đây:
      https://soimat.co/bai-viet/kim-dom-khang/-thuc-pham-chuc-nang-kim-dom-khang.html
      Trường hợp còn băn khoăn cần tư vấn và giải đáp, bạn liên hệ chúng tôi theo số 0962 326 300. Thân mến!
  • Nguyễn Hoài Nghị
    Nguyễn Hoài Nghị
    04:37 04/05/2018
    Bị bệnh giãn túi mật ăn uống rất khó khăn, vậy mình nên ăn gì để mau khoẻ sao khi đã phẩu thuật.
  • Phạm Văn Yêm
    Phạm Văn Yêm
    02:42 27/07/2017
    bác sĩ siêu âm nói tôi túi mật xẹp, vậy túi mật xẹp là sao. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      05:29 27/07/2017
      Chào bạn,
      Với trường hợp của bạn, túi mật bị xẹp có thể do:
      1. Trước khi đi siêu âm, nếu ăn chất béo (trứng, đồ ăn nhanh, dăm bông…) sẽ kích thích túi mật co bóp tống đẩy dịch mật được dữ trữ sau một đêm vào đường ruột, dẫn tới khi siêu âm, túi mật bị xẹp nhỏ lại
      2. Khi túi mật bị viêm, thành túi mật dày không còn khả năng co bóp và dữ trữ dịch mật, khiến túi mật dần bị teo nhỏ đi.
      Không rõ với bạn là thuộc trường hợp nào?
      Nếu là trường hợp 1, bạn chỉ cần đi siêu âm lại vào một hôm khác, lưu ý tránh ăn sáng trước khi siêu âm.
      Nếu là trường hợp 2, chúng tôi khuyên bạn nên sớm đến bệnh viện tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Nguyễn thu hà
    Nguyễn thu hà
    16:01 22/09/2016
    Tôi bị sốt 40 độ 3. Người mệt mỏi. Đau buốt phần hông và lưng. Đau từ gáy lên đỉnh đầu . Mắt mờ. Cơ bắp đau như bị đánh. Tôi đi tiểu buổi sang lần đàu trong ngày hơi buốt nhưng tiểu ra máu tươi. Cả ngay thì không bị.
    Ngày thứ 2 tiểu bè ddaauf tiên hơi buốt ra máu nâu sậm. Cả ngày có hiện tươnhj như vậy khi đi tè.
    Vào việ bs truyền nuoc muoi va ha sot. Tiem thuoc an than cho uong thuoc tuan hoan não.
    Gio toi van chua co ket quả
    Hay cho toi biet toi bi lam sa bs
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:48 22/09/2016
      Chào bạn,
      Những triệu chứng bạn mô tả liên quan nhiều đến bệnh lý đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận... Vì vậy, bạn hãy tuân thủ điều trị của bác sỹ và chờ đợi kết quả chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
      Thân mến.