Sỏi sắc tố mật là dạng sỏi mật phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, gồm có 2 loại chính là sỏi sắc tố đen và sỏi sắc tố nâu. Nguyên nhân chủ yếu gây sỏi túi mật là do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng liên quan đến thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Khác với sỏi cholesterol có thành phần chính là cholesterol và thường nằm ở trong túi mật, sỏi sắc tố hiện diện chủ yếu tại đường dẫn mật trong gan, ống gan chung và ống dẫn mật chủ với thành phần cấu tạo chính là sắc tố mật bilirubin.
Bilirubin là sản phẩm thải khi hồng cầu chết đi, sau đó được phân tán vào máu. Gan là cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ bớt bilirubin ra khỏi cơ thể thông qua quá trình bài xuất mật. Sỏi sắc tố được tạo thành khi có quá nhiều bilirubin, hoặc bilirubin bị chuyển hóa từ dạng hòa tan thành dạng không tan ở trong dịch mật.
Dựa theo màu sắc, sỏi sắc tố được chia làm hai loại là sỏi sắc tố nâu và sỏi sắc tố đen. Sở dĩ có sự khác biệt về màu sắc là do chênh lệch về hàm lượng các thành phần trong sỏi mật (muối calci, bilirubin và cholesterol).
Khi có quá nhiều bilirubin, bilirubin sẽ kết hợp với các thành phần khác trong dịch mật, chẳng hạn như calci, để hình thành nhân sắc tố. Khả năng hòa tan của nhân sắc tố trong dịch mật kém, do đó chúng có xu hướng kết tụ lại với nhau và lớn dần rồi trở thành sỏi. Những viên sỏi được hình thành theo cách này gọi là sỏi sắc tố mật đen, với đặc trưng là màu đen và rất cứng.
Các loại sỏi sắc tố mật
So với sỏi sắc tố đen thì sỏi sắc tố nâu lại có ít bilirubin và nhiều cholesterol hơn. Khi túi mật/đường mật bị giảm co bóp, dịch mật chậm lưu thông tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ tá tràng xâm nhập vào đường ống dẫn mật và túi mật. Ngoài ra, giun sán từ ruột non đi lạc vào đường mật cũng là nguyên nhân làm gia tăng nồng độ vi khuẩn trong dịch mật. Các vi khuẩn chuyển hóa bilirubin từ dạng liên hợp (tan được) về dạng bilirubin tự do (không tan được), sau đó chúng sẽ kết hợp với calci tạo thành nhân sắc tố. Nhân sắc tố cùng với chất béo trong dịch mật (cholesterol và lecithin) kết tụ dần dần thành sỏi mật. Đó là cách sỏi sắc tố nâu được hình thành, cũng là nguyên nhân khiến chúng có màu nhạt hơn so với sỏi sắc tố đen. Sỏi sắc tố nâu thường bóng, mịn, mềm nhưng lại khó vỡ hơn so với sỏi sắc tố đen.
Tpbvsk Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật, hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963 022 986 – 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.
Các nguyên nhân gây bệnh sỏi sắc tố mật bao gồm:
Thiếu máu huyết tán là bệnh lý đặc trưng bởi sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Những tế bào này có thể có cấu trúc bất thường hoặc bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng (vitamin B12), làm chúng có đời sống ngắn hơn. Thiếu máu tán huyết là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành sỏi sắc tố mật - theo Đại học trung tâm y tế Maryland. Loại sỏi thường gặp là sỏi sắc tố đen.
E.coli là vi khuẩn phổ biết trong đường ruột và phân. Người bệnh có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này nếu vô tình ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. E.coli có thể gây ra tình trạng ngộc độc thực phẩm và nhiều nghiên cứu cho biết, nồng độ lớn vi khuẩn E.coli trong đường mật có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi sắc tố. Hạn chế ăn thực phẩm tái, rau sống, uống nước đun sôi có thể làm giảm nguy cơ này.
Ăn đồ tái, sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi sắc tố mật
Thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh di truyền do sự bất thường về hình dạng của các tế bào máu đỏ. Những tế bào hồng cầu này có thể dễ dàng bị phá vỡ khi đi qua các mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Khi bị vỡ, chúng giải phóng ra một lượng lớn bilirubin, làm tăng nguy cơ phát triển sỏi sắc tố mật màu đen.
Nguyên nhân phổ biến gây nên sỏi sắc tố mật là do sự có mặt của ký sinh trùng (giun, sán) ở trong đường mật. Khi giun, sán xâm nhập vào ống mật sẽ để lại xác hoặc trứng, là nơi để sắc tố mật và calci bám vào tạo sỏi. Có đến hơn 70% người bệnh có trứng giun hoặc xác giun trong sỏi sắc tố mật.
Xơ gan mạn tính có thể khiến gan sản xuất một lượng lớn bilirubin, làm mất cân bằng các chất có trong dịch mật, từ đó tăng nguy cơ hình thành sỏi sắc tố.
Hiểu rõ được nguyên nhân hình thành sỏi sắc tố mật, từ đó lựa chọn các giải pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này trong tương lai.
Xem thêm:
- Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật
- Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả
Tham khảo:
http://www.medicinenet.com/gallstones/page6.htm
http://www.livestrong.com/article/176667-causes-of-pigment-gallstones/