Cẩn trọng nhiễm trùng đường mật do sỏi mật

80% các trường hợp sỏi mật không làm phát sinh triệu chứng nên còn được gọi là bệnh sỏi mật “im lặng”, điều đó có thể khiến bạn nhầm lẫn sỏi mật không đáng lo ngại. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại đó là: một khi sỏi mật không còn “im lặng” mà đã “lên tiếng” thì đồng nghĩa rằng bạn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng do sỏi gây ra, một trong số đó là nhiễm trùng đường mật.

Nhiễm trùng đường mật là gì?

Đường mật giống như một thân cây cổ thụ, có gốc cắm tại tá tràng, trên thân là ống dẫn mật chủ có mọc “quả” là túi mật, cành cây bao gồm rất nhiều các đường dẫn mật nhỏ trong gan. Dịch mật sau khi được gan sản xuất sẽ di chuyển tới túi mật, đến bữa ăn có chất béo, túi mật co bóp tống dịch mật vào ruột non.

Nhiễm trùng đường mật là một tình trạng viêm cấp tính của đường mật trong gan hoặc ngoài gan. Bệnh có thể xảy ra do tắc nghẽn dịch mật, kèm theo sự có mặt của các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường mật.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường mật?

Soi-mat-la-nguyen-nhan-chinh-gay-nhiem-trung-duong-mat

Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường mật

Vi khuẩn sống trong ruột E. Coli, Klebsiella, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa là tác nhân gây nhiễm trùng đường mật chủ yếu ở các nước phương Tây. Tại nước ta yếu tố đóng vai trò then chốt lại là ký sinh trùng đường ruột. Nếu giun, sán vô tình “đi nhầm” vào đường mật có thể trở thành tác nhân gây bệnh trực tiếp, hoặc kết hợp cùng với vi khuẩn làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nếu quá trình lưu thông của dịch mật trơn tru trong đường mật thì đây là một chất lỏng vô trùng. Nhưng khi con đường di chuyển “độc đạo” của dịch mật bị chặn lại, tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra. Sỏi mật từ lâu đã được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn đường mật. Bên cạnh đó hẹp đường mật bẩm sinh, khối u… cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường mật.

Để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng đường mật do sỏi mật, bạn có thể tham khảo sử dụng Tpbvsk Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

 

Nhiễm trùng đường mật gây ra những triệu chứng nào?

Khi bị nhiễm trùng đường mật, triệu chứng điển hình nhất là tam chứng charcot bao gồm: đau hạ sườn phải, sốt và vàng da.

-    Đau hạ sườn phải: Cơn đau ở vùng bụng trên bên phải xuất hiện đột ngột, nghiêm trọng và có thể kéo dài trong nhiều ngày, đau tăng nặng hơn khi người bệnh thở mạnh do đó họ thường có xu hướng nín thở. Đau cũng có thể lan ra sang lưng hoặc dưới bả vai.

-    Sốt: do nhiễm trùng đường mật thường cao trên 39 độ

   Vàng da: Khi sỏi gây tắc nghẽn đường mật, dịch mật bị ứ lại khiến sắc tố mật bilirubin thấm vào máu có thể dẫn đến vàng củng mạc mắt, vàng da

Tuy nhiên, tam chứng charcot không phải là dấu hiệu chung cho tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường mật. Một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường các dấu hiệu thường không rõ ràng, khó nhận biết.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ, ăn uống không tiêu, đầy trướng…

Dau-ha-suon-phai-la-trieu-chung-dien-hanh-khi-bi-nhiem-trung-duong-mat

Đau hạ sườn phải là triệu chứng điển hành khi bị nhiễm trùng đường mật

Nhiễm trùng đường mật có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường mật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt xảy ra trên người bệnh lớn tuổi hoặc chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị như: áp-xe gan, huyết khối tĩnh mạch cửa, viêm phúc mạc mật, hẹp đường mật, ung thư đường mật… Nhưng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy thận cấp, sốc nhiễm trùng, tăng bilirubin máu…. với tỷ lệ tử vong được báo cáo là 10% trong vòng 30 ngày.

Điều trị nhiễm trùng đường mật

Mục tiêu khi điều trị nhiễm trùng đường mật bao gồm:

-    Sử dụng kháng sinh để phòng chống nhiễm khuẩn

-    Can thiệp hoặc phẫu thuật để điều trị tắc nghẽn đường mật

-    Điều trị nâng cao sức khỏe, thể trạng cho người bệnh kết hợp với kiểm soát triệu chứng

Người bệnh ngay khi nhập viện sẽ được cắm dịch truyền để cung cấp nước và điện giải, sau đó sử dụng kháng sinh toàn thân. Tốt nhất là nên cấy máu làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh, hoặc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sĩ. Nếu dùng kháng sinh nhóm aminoglycosides để điều trị nhiễm trùng đường mật do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa thì không nên sử dụng quá một ngày vì nguy cơ nhiễm độc thận. Kết hợp với kháng sinh, người bệnh có thể được dùng thêm thuốc giảm đau, giãn cơ trơn và kháng viêm.

Can thiệp bằng cách đặt stent đường mật, gắp sỏi… để khơi thông dòng chảy của dịch mật nên tiến hành trong vòng 36 - 48h giờ đầu hoặc cho những trường hợp không có sự cải thiện khi điều trị bằng nội khoa. Phẫu thuật ngay lập tức được chỉ định nếu nghi ngờ hoại tử đường mật, hoặc rò rỉ dịch mật gây viêm phúc mạc.

Làm cách nào để phòng tránh nhiễm trùng đường mật do sỏi mật?

Để dự phòng nhiễm trùng đường mật không quá khó, bạn chỉ cần giải quyết tốt nguyên nhân gây bệnh là sỏi mật và hạn chế sự gia tăng vi khuẩn trong đường ruột bằng cách ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ.

Phần khó nhất ở đây, chính là giải quyết viên sỏi, hạn chế sự ứ trệ dịch mật. Tây y có khá nhiều biện pháp trị sỏi như: uống thuốc tan sỏi, nội soi gắp sỏi, phẫu thuật lấy sỏi hoặc tán sỏi qua da… Mỗi một phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên nhược điểm chung chính là tỷ lệ tái phát sỏi lớn sau điều trị. Trong những năm gần đây, tận dụng tối đa tác dụng của thảo dược truyền thống, nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp nhuần nhuyễn của 8 thảo dược quý bao gồm: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác giúp: lợi mật để hạn chế sỏi phát triển, tăng vận động đường mật để giảm sự ứ trệ dịch mật và đặc biệt là kháng khuẩn, kháng viêm để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường mật. Sự phối hợp này là giải pháp mới cho người bệnh sỏi mật, về trước mắt có thể làm giảm được triệu chứng (nếu có), phòng ngừa được biến chứng, đặc biệt là cân bằng lại chức năng của hệ thống gan mật để ngăn nguy cơ sỏi tái phát.

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Theo nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10695743 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9951953 http://pubs.rsna.org/doi/full/10.1148/rg.297095051 https://www.drugs.com/health-guide/cholecystitis.htm http://emedicine.medscape.com/article/171886-overview http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2750926/ http://emedicine.medscape.com/article/171886-overview