Sỏi túi mật, chấn thương vùng gan, phẫu thuật vùng bụng, có thể gây biến chứng chảy máu đường mật, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Chảy máu đường mật (Hemobilia) là tình trạng máu chảy trong đường dẫn mật do bệnh lý hoặc chấn thương liên quan giữa đường mật với các mạch máu. Các bệnh lý về gan mật như viêm gan, ung thư gan, sỏi mật, viêm túi mật… diễn ra ngày càng nhiều cùng can thiệp ngoại khoa có xâm lấn qua da làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng này.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thủ thuật chẩn đoán và điều trị xâm lấn qua da, phẫu thuật nội soi điều trị sỏi mật, viêm đường mật, túi mật… đặc biệt là dẫn lưu dịch mật xuyên gan qua da, cắt bỏ túi mật và sinh thiết gan qua nội soi… là những nguyên nhân thường gặp gây chảy máu đường mật. Nghiên cứu của Green và cộng sự cho thấy chấn thương sau điều trị chiếm gần 70% tất cả các trường hợp chảy máu đường mật.
Phẫu thuật sỏi mật có thể gây chảy máu đường mật
Các nguyên nhân khác bao gồm: Sỏi túi mật, viêm túi mật xuất huyết, viêm đường mật, bất thường mạch máu, tai nạn thương tích, khối u ác tính, áp xe gan.
Ngoài ra, chảy máu đường mật cũng có thể là kết quả của việc tán sỏi qua da với cách sử dụng túi Dormio và đồng thời rửa đường mật với nước muối sinh lý dưới áp lực cao.
[contact-form-7 id="1736" title="Đặt câu hỏi (Trong bài viết)"]Có khoảng 1/3 số bệnh nhân sỏi túi mật có kết quả xét nghiệm cận lâm sàng báo hiệu chảy máu đường mật. Biểu hiện điển hình của tình trạng chảy máu đường mật là bộ ba triệu chứng (còn gọi là tam chứng Hemobilia): - Đau ở vùng thượng vị phải. - Vàng da - Xuất huyết đường tiêu hóa trên (nôn ra máu, tiêu phân đen).
Tuy nhiên, tam chứng Hemobilia chỉ xuất hiện trong 22-30% bệnh nhân chảy máu đường mật. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, chảy máu đường mật được chia thành 2 loại:
- Chảy máu đường mật thể nặng, có thể đe dọa tính mạng, yêu cầu can thiệp kịp thời. - Chảy máu đường mật thể nhẹ, thường được điều trị bảo tồn và truyền máu.
Chảy máu đường mật đôi khi diễn tiến âm thầm gây thiếu máu mạn tính. Vì không phải lúc nào chảy máu đường mật cũng xuất hiện ngay khi bị thương hay sau thủ thuật mà nó có thể xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Theo nhóm nghiên cứu của Forlee thì thời gian trung bình để xuất hiện các tổn thương và triệu chứng chảy máu đường mật là 23,5 ngày (từ 1-120 ngày).
Nhóm tác giả cung cấp một số giả thuyết để làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn tới chảy máu đường mật sau chấn thương, phẫu thuật, bao gồm sự phình mạch giả của động mạch gan phát triển từ từ gây nên lỗ rò động mạch – mật theo cơ chế: các cục máu đông tạo ra trong ống mật làm ứ mật khiến các chất trong dịch mật thâm nhập vào nhu mô bị tổn thương, ức chế hình thành fibrine (sợi huyết) và tăng trưởng của mô hạt, dẫn đến ống mật bị hoại tử và hình thành lỗ rò động mạch - mật, tĩnh mạch - mật.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của chảy máu đường mật là mất máu, nhiễm trùng máu, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Các biến chứng khác bao gồm: hình thành cục máu đông trong ống dẫn mật, nếu kích thước cục máu đông lớn có thể gây tắc mật, yêu cầu phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật là giãn ống dẫn mật phía trên cục máu đông, gây vàng da và có thể dẫn đến hình thành sỏi.
Chảy máu đường mật liên quan đến tam chứng (đau bụng trên bên phải: vàng da, và dấu hiệu chảy máu), cần chẩn đoán phân biệt với viêm đường mật, chảy máu do loét dạ dày tá tràng và chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Vị trí đường mật và tĩnh mạch trong gan rất gần nhau
Cần lưu ý trong trường hợp mắc ung thư gan nguyên phát, có thể có sự hiện diện của cục máu đông và các tế bào ung thư trong lòng ống dẫn mật. Khi các triệu chứng có liên quan đến hội chứng ứ mật (vàng da ứ mật), chảy máu đường mật nên được chẩn đoán phân biệt với sỏi mật. Cục máu đông nằm trong ống mật có thể được chẩn đoán nhầm là sỏi mật.
Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân và mức độ chảy máu để có hướng điều trị bảo tồn hay xâm lấn. Nhóm nghiên cứu của Green cho thấy 43% bệnh nhân chảy máu đường mật được điều trị bảo tồn bằng phương pháp truyền máu, 36% trường hợp được thực hiện các can thiệp thuyên tắc trong trường hợp chảy máu đường mật mạn tính dẫn đến thiếu máu và thất bại của điều trị bảo tồn. Hiệu quả của thủ thuật này được ước tính là 80-100%.
Xem thêm:
- Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật
- Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả
Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/
Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật, sỏi đường mật, sỏi túi mật...