Cắt túi mật và nguy cơ tiêu chảy kéo dài

Hiện nay, phẫu thuật cắt túi mật được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi mật nhưng có tới 17% số người gặp phải biến chứng tiêu chảy sau đó.

Với sự phát triển của kỹ thuật y học hiện nay, phẫu thuật cắt túi mật nội soi được tiến hành khá dễ dàng, đa phần người bệnh hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật nhưng cũng có không ít người gặp phải biến chứng sau khi cắt túi mật, đặc biệt là tiêu chảy.

Nguyên nhân gây tiêu chảy sau khi cắt túi mật

Mật là chất lỏng màu vàng được tiết ra bởi gan, qua các ống dẫn mật về túi mật để tham gia vào quá trình tiêu hóa chất béo. Thức ăn xuất hiện trong dạ dày sẽ kích thích túi mật co bóp để đưa dịch mật xuống ruột non. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, các muối mật cũng được tái hấp thu ở phần cuối của ruột non và về lưu trữ trong túi mật để sử dụng trong các lần tiêu hoá tiếp theo.

Nếu túi mật bị cắt bỏ, gan buộc phải tiết ra lượng dịch mật nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu hoá thức ăn do không còn nơi dự trữ. Chính vì vậy, lượng muối mật đổ xuống ruột non ngày càng nhiều, làm cho nó không thể tái hấp thu kịp theo chu trình sinh lý bình thường. Dẫn tới lượng muối mật dư thừa đi xuống ruột già hoặc đại tràng và đóng vai trò như một thuốc nhuận tràng gây ra tiêu chảy tạm thời hoặc kéo dài sau khi cắt túi mật.

Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng tình trạng này có thể xảy ra ở 17% số người sau khi đã cắt bỏ túi mật. Nam giới dưới 50 tuổi, đặc biệt là người béo phì, dễ bị tiêu chảy kéo dài sau phẫu thuật túi mật.

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường không có xét nghiệm cụ thể nào chẩn đoán tình trạng tiêu chảy sau khi cắt túi mật. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể hỏi về tiền sử của người bệnh và thay đổi trong thói quen đại tiện để chẩn đoán. Sau đó, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm máu và phân, nội soi niêm mạc đại tràng để loại bỏ nguyên nhân gây tiêu chảy như viêm ruột kết và ung thư đại tràng.

Tiêu chảy kéo dài là biến chứng thường gặp sau khi cắt túi mật

Điều trị tiêu chảy sau khi cắt túi mật

Tuy không thể loại trừ tận gốc nguyên nhân gây tiêu chảy sau khi cắt túi mật nhưng có thể làm giảm các triệu chứng cấp tính bằng việc sử dụng một số loại thuốc. Nhựa Cholestyramine là thuốc có hiệu quả nhất giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy, nó được bào chế dạng bột để hòa tan trong nước trước khi dùng, không được uống hoặc hít ở dạng khô. Cholestyramine resin còn dùng điều trị cholesterol máu cao bằng cách bẫy và bất hoạt các muối mật trong ruột, nên cản trở sự tái hấp thu của chúng. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc này nếu có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Trên thực tế, không có cách nào để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy xảy ra sau khi điều trị sỏi mật bằng phương pháp cắt túi mật nội soi. Đồng thời, bác sĩ cũng không thể dự đoán xuất hiện của nó trước và cả sau khi phẫu thuật. Vì vậy, tác dụng phụ này không phản ánh chất lượng cuộc phẫu thuật trước đó. Người bệnh nên có một chế độ ăn uống ít chất béo để giúp làm giảm bớt các triệu chứng và dùng thuốc điều trị để giảm bớt các phiền toái do biến chứng sau khi cắt túi mật này gây ra.

Trích nguồn: 
http://surgery.about.com/
http://www.everydayhealth.com/
http://www.buzzle.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ phòng ngừa tái phát sỏi sau phẫu thuật lấy sỏi tan sỏi.

TPCN Kim Đởm Khang