Chảy máu đường mật sau cắt bỏ túi mật

Chảy máu đường mật là một nguyên nhân hiếm gặp của xuất huyết tiêu hóa trên, và phần lớn là hậu quả của quá trình điều trị có can thiệp ngoại khoa. Đây cũng là một trong số các biến chứng mạch máu hiếm gặp sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi.

Nguyên nhân gây chảy máu đường mật

Chảy máu đường mật được mô tả nguyên nhân do chấn thương nào đó dưới gan và chảy máu vào đường mật. Trong đa số trường hợp, nguyên nhân gây chảy máu đường mật là do các can thiệp ngoại khoa (sinh thiết gan qua da). Ngoài ra còn có thể do khối u, viêm đường mật, sỏi mật, bệnh mạch máu, chứng phình động mạch và rối loạn đông máu. Hiện nay việc sử dụng ngày càng rộng rãi các thủ thuật xâm lấn gan mật làm gia tăng tỷ lệ chảy máu đường mật. Theo một thống kê cho thấy, trong số 55 trường hợp chảy máu đường mật thì có tới 53% là nguồn gốc trong gan, 23% trong túi mật, 22% trong các ống dẫn mật, và 2% do tụy, nguyên nhân hiếm gặp khác là u thần kinh giả ở động mạch gan. Khi chảy máu đường mật nghiêm trọng sẽ dẫn đến sự bất ổn huyết động hoặc cần phải truyền máu. 

Chay-mau-duong-mat-chup-CT-cat-lopHình ảnh chụp CT cắt lớp minh họa chảy máu đường mật

Triệu chứng chảy máu đường mật

Trên lâm sàng, chảy máu đường mật có thể xuất hiện từng cơn, với các triệu chứng điển hình như đau bụng mật, vàng da, nôn ra máu, phân đen. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng trên. Tùy thuộc vào số lượng và tỷ lệ máu chảy, có thể hình thành những cục máu đông ở các vị trí khác nhau. Nếu cục máu đông trong ống mật, thì có thể gây vàng da tắc mật hoặc viêm tụy. Còn nếu xuất hiện triệu chứng cấp tính đường mật kết hợp với chảy máu đường tiêu hóa thì được chẩn đoán bị chảy máu đường mật.

Chẩn đoán

Siêu âm và chụp CT rất hữu ích đối với việc chẩn đoán và đánh giá chảy máu đường mật, đánh giá khả năng của khối u hoặc sỏi.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phân biệt máu từ sỏi viên và sỏi bùn có thể hữu ích khi cần chẩn đoán chắc chắn. Hãy lựa chọn nội soi hoặc ERCP, còn nếu nghi ngờ tắc nghẽn ống dẫn mật, nên làm ERCP sớm.

Chụp động mạch được xem xét trong trường hợp chấn thương hoặc khối u, xét nghiệm này giúp cho cả chẩn đoán và điều trị, hữu ích trong việc khu trú vị trí chảy máu.

Chảy máu đường mật từ một nguồn động mạch gan yêu cầu thắt động mạch thông qua Catheter (ống thông) bằng cách tiếp cận động mạch đùi bên phải hoặc thậm chí thắt động mạch gan, có thể dẫn đến suy gan cấp ở trên nền bệnh nhân bị suy gan mạn. Chụp động mạch có thể mang đến một cơ hội cho việc thắt động mạch trở nên đơn giản, an toàn và hiệu quả, với tỉ lệ biến chứng và tử vong ít hơn so với phẫu thuật.

Chảy máu đường mật sau cắt bỏ túi mật

Tổn thương mạch máu trong quá trình cắt bỏ túi mật nội soi có thể xảy ra ở 0,2% - 0,5% trường hợp. Chảy máu đường mật sau cắt túi mật thường xảy ra như một kết quả của tổn thương nang gan hoặc thành động mạch gan phải. Chấn thương của thành ống mật cũng được cho là có thể gây ra chảy máu đường mật. Tổn thương thành mạch máu có thể xảy ra do chấn thương vật lý, nhiệt và hóa học trong quá trình nội soi ổ bụng. Hơn nữa các bệnh nhân bị chảy máu đường mật thường được mô tả có viêm túi mật hoặc có một ca cắt bỏ túi mật khó khăn trước đó.

Chảy máu đường mật sau cắt bỏ túi mật thường xảy ra 4 tuần sau khi phẫu thuật. Trong trường hợp chảy máu nặng, tỷ lệ tử vong có thể cao đến 50% chính là một vấn đề những người bệnh cắt bỏ túi mật cần lưu ý.

Nguyễn Mai

 

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật 


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giải pháp từ thiên nhiên giúp phòng ngừa tái phát sỏi mật, đau sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi...

TPCN Kim Đởm Khang Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về gan, mật