Dù chỉ có kích thước nhỏ bé nhưng chức năng của túi mật lại vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Vậy túi mật có chức năng gì và các bệnh túi mật thường gặp có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Chức năng của túi mật chủ yếu liên quan đến quá trình tiêu hóa chất béo
Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, dài khoảng 6 - 8 cm, cấu tạo gồm 3 phần đáy thân và cổ. Vị trí của túi mật trong cơ thể là ở mặt dưới của thùy gan phải.
Túi mật có vai trò dự trữ và điều tiết dịch mật xuống đường tiêu hóa để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu chất béo. Khi hệ tiêu hóa tiếp nhận chất béo, túi mật sẽ co bóp để tống đẩy dịch mật vào ống mật chủ xuống ruột non. Khi đó, chức năng của mật sẽ được phát huy. Đó là giúp phân hủy các chất béo, vận chuyển và hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người.
Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật để dự trữ trong túi mật, tại đây mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Trong túi mật, dịch mật dự trữ sẽ được cô đặc tới 90%.
Chức năng túi mật là giúp dự trữ và điều tiết dịch mật
Tpcn Kim Đởm Khang chứa 8 loại thảo dược lợi gan mật, giúp tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh túi mật. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 096.302.2986 – 096.232.6300 để được tư vấn chi tiết.
Mặc dù túi mật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa nhưng túi mật cũng rất dễ “mắc bệnh”. Những bệnh túi mật phổ biến là sỏi túi mật, polyp túi mật, viêm túi mật.
- Sỏi mật: Là sự kết tụ thành dạng rắn của các thành phần trong dịch mật như muối mật, bilirubin, cholesterol,… 80% các trường hợp sỏi mật không gây triệu chứng nhưng cũng có thể gây đau, tắc nghẽn dịch mật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu người bệnh chủ quan và lơ là.
- Viêm túi mật: Nếu sỏi ở cổ túi mật sẽ làm cản trở sự lưu thông bình thường của dịch mật, làm tắc nghẽn đường mật, gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây viêm túi mật cấp. Có đến 90% trường hợp viêm túi mật cấp là do sỏi mật.
- Nhiễm trùng túi mật, đường mật: Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng túi mật như giun chui ống mật mang theo vi khuẩn xâm nhập vào đường mật hoặc do sỏi mật.
- Polyp túi mật: Là những tổ chức dạng u nhú mọc bên trong niêm mạc túi mật, có thể lành tính hoặc ác tính. Tỷ lệ lành tính chiếm khoảng 92%. Đa phần polyp túi mật không gây triệu chứng gì.
- Viêm túi mật hoại tử: Là kết quả của tình trạng viêm túi mật cấp, cần phải điều trị nhanh chóng và kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Ung thư túi mật: Khó chẩn đoán và hiếm gặp. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, ở giai đoạn muộn tiên lượng bệnh thường nặng và cơ hội sống sót khá thấp.
Các bệnh túi mật phổ biến ở cả nam và nữ, ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên, những người trong độ tuổi trung niên và phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
Các triệu chứng bệnh túi mật thường gặp bao gồm: đau, sốt, vàng da và rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy trướng, ăn kém ngon miệng,…)
- Đau: Là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh túi mật, vị trí đau thường ở phần hạ sườn phải, đau có thể lan sang vùng thượng vị, ngực hoặc ra sau lưng. Đôi khi có thể nhầm lẫn với đau dạ dày hoặc viêm tụy. Đau có thể âm ỉ, ngắt quãng hoặc có thể đau dữ dội, kéo dài.
- Sốt, ớn lạnh: Sốt là dấu hiệu của nhiễm trùng túi mật, đường mật và cần điều trị kịp thời tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn.
- Vàng da: Triệu chứng vàng da, nước tiểu vàng xuất hiện mỗi khi có viêm nặng hoặc sỏi đường dẫn mật, sỏi túi mật là tắc nghẽn dịch mật. Trong trường hợp vàng da, tắc mật do sỏi cần phải điều trị can thiệp sớm để loại sỏi, tái lập lại sự lưu thông dịch mật
- Các triệu chứng khó tiêu, đầy trướng, buồn nôn, chán ăn cũng thường xuất hiện trong các bệnh túi mật. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do thiếu mật hoặc rối loạn vận động đường mật.
Đau vùng hạ sườn phải là triệu chứng phổ biến của các bệnh túi mật
Các bệnh túi mật có thể rất thường gặp nhưng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những cách giúp bảo vệ túi mật của bạn.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là cách giữ cho túi mật khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh túi mật. Do đó bạn cần nắm rõ danh sách các thực phẩm tốt và không tốt cho túi mật. Những thực phẩm tốt cho túi mật bao gồm:
Rau và rau quả tươi, giàu chất xơ: Một số loại rau quả như bơ, việt quất, quả mọng, cam quýt, nho, táo, dâu tây, dưa chuột, củ cải đường, bông cải xanh, ớt chuông có nhiều chất xơ và vitamin C, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi mật.
Thịt nạc, cá và gia cầm: Là những loại thịt ít béo nhất là thịt ở vùng ức hoặc lưng. Nhiều loại cá, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà không da cũng là những lựa chọn tốt cho chế độ ăn của bạn.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Bao gồm yến mạch, ngũ cốc và gạo lứt với lượng chất xơ cao giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hạn chế hấp thu chất béo và nguy cơ mắc sỏi mật.
Các loại hạt: Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn các loại hạt cây như quả hạnh và quả óc chó có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật nhưng điều quan trọng là không nên ăn quá nhiều vì các loại hạt có hàm lượng chất béo cao.
Sữa bò ít chất béo: Chú ý đến hàm lượng chất béo trong bất kỳ loại thực phẩm bơ sữa nào vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật cholesterol. Sữa bò ít chất béo là lựa chọn phù hợp với bạn.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh túi mật
Những thực phẩm không tốt cho túi mật bao gồm:
Chất làm ngọt, đường và carbohydrate tinh chế: Bao gồm xi-rô có đường fructose cao, đường và carbohydrate tinh chế như các loại bánh quy, soda và đồ ăn nhanh đều không tốt cho sức khỏe túi mật.
Trái cây và rau quả đông lạnh hoặc đóng hộp: Có thể có chất phụ gia ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn và hoạt động của túi mật
Đồ ăn nhẹ chế biến: Khoai tây chiên, bánh quy, bánh nướng, bất kỳ thực phẩm đóng gói nào đều có hại cho cơ thể bạn.
Các loại thực phẩm có nhiều chất béo: Thức ăn chiên, mỡ động vật, các sản phẩm sữa nguyên kem và thực phẩm chế biến chức nhiều chất béo nên tránh.
Chế độ ăn quá ít chất béo: Ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, ngược lại ăn quá ít chất béo cũng vậy. Khi ăn quá ít chất béo thì dịch mật không được sử dụng thường xuyên mà bị ứ lại trong túi mật, từ đó làm tăng nguy cơ lắng đọng tạo sỏi mật.
Ngoài ra, để bảo vệ túi mật, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày và uống rượu, cà phê ở mức vừa phải. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng một lượng vừa phải cafein từ cà phê (không quá 2 ly/ngày) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Người càng thừa cân, béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI > 23), nguy cơ mắc bệnh túi mật càng cao. Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy nhanh chóng lên kế hoạch giảm cân. Ngoài việc dùng chế độ ăn, bạn nên tập thể dục thường xuyên 20 - 30 phút mỗi ngày.
Các bằng chứng y khoa hiện đại đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa 8 thảo dược lợi gan mật Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ Châu, Chỉ xác, Hoàng bá, Sài hồ sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành bệnh túi mật. Với những người đã có vấn đề về túi mật, sử dụng 8 thảo dược này còn giúp giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu, hỗ trợ bài sỏi, kháng viêm, tránh phẫu thuật.
Thay vì phải đun sắc phức tạp mà không thể lấy hết tinh chất trong 8 thảo dược, người bệnh có thể sử dụng viên nang TPCN Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm duy nhất hiện nay chứa 8 thảo dược đã được kiểm chứng hiệu quả tại bệnh viện. Hơn hết, rất nhiều người bệnh túi mật trên khắp cả nước đã và đang công nhân về tác dụng lợi gan mật của sản phẩm này.
Chia sẻ của người bệnh sỏi mật về Kim Đởm Khang
Không thể phủ nhận rằng tuy nhỏ bé nhưng chức năng của túi mật trong cơ thể là vô cùng quan trọng. Các bệnh túi mật có thể rất thường gặp nhưng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe người bệnh.
Xem thêm: Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật
Tham khảo: livescience.com, healthline.com, sciencedirect.com