Sỏi mật sinh ra do sự kết tụ của các thành phần khác nhau trong dịch mật. Dựa vào vị trí hình thành hoặc thành phần cấu tạo, sỏi mật được phân chia thành nhiều loại khác nhau như: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi gan, hoặc sỏi cholesterol, sỏi bilirubin, sỏi sắc tố…
Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, xảy ra khi có sự xuất hiện của các viên sỏi với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau trong đường dẫn mật có liên quan đến sự bất thường của các thành phần trong dịch mật, đường mật bị nhiễm khuẩn hoặc ứ trệ dịch mật. Kích thước sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát nhưng cũng có thể to như quả bóng golf.
Túi mật là cơ quan nhỏ nằm dưới gan, có nhiệm vụ dự trữ dịch mật do gan sản xuất. Dịch mật có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ. Đến bữa ăn, theo sự co bóp của ống dẫn mật và túi mật, dịch được đưa xuống ruột non. Khi sỏi có mặt trong đường dẫn mật, có thể gây ứ trệ dịch mật, gây nhiễm trùng đường mật và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Sỏi mật có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau trong đường dẫn mật
Hiện nay có khá nhiều phương pháp Tây y giúp trị bệnh sỏi mật nhưng đa phần chúng chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn, chúng không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh nên nguy cơ tái phát sỏi cao, hoặc sót sỏi. Chính vì điều này, các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tìm kiếm cơ chế hình thành sỏi thông qua việc phân tích thành phần của chúng, với hy vọng tìm được giải pháp điều trị triệt để căn bệnh này.
Có nhiều cách phân loại sỏi mật, tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, vị trí xuất hiện của sỏi người ta phân thành:
- Theo vị trí xuất hiện sỏi: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi gan trong đó sỏi ống mật chủ là bệnh sỏi mật thường gặp nhất ở Việt Nam
- Theo thành phần hóa học của sỏi:
+ Sỏi Cholesterol: thành phần sỏi chứa chủ yếu là cholesterol (hàm lượng cholesterol ≥ 70%). Đây là loại sỏi phổ biến nhất, thường có màu vàng, hình thành do lượng cholesterol dư thừa không được hòa tan bởi dịch mật kết tinh lại cùng với 1 số thành phần khác.
+ Sỏi sắc tố (sỏi bilirubin): thành phần sỏi chủ yếu là bilirubin và các muối canxi, hàm lượng cholesterol ≤ 30%. Loại sỏi này thường có màu nâu sẫm hoặc đen, hình thành khi mật chứa quá nhiều bilirubin.
+ Sỏi hỗn hợp: 30 – 70% thành phần sỏi là cholesterol.
Ngày nay, các nhà khoa học đang áp dụng phương pháp phân tích cấu trúc tiên tiến để làm rõ hơn thành phần, đặc điểm của sỏi mật và xây dựng một hệ thống phân loại chính xác hơn.
Một nghiên cứu gần đây trên sỏi túi mật chỉ ra rằng, có tất cả 8 loại sỏi túi mật khác nhau và hơn 10 phân nhóm. Chúng bao gồm: sỏi cholesterol (chiếm chủ đạo), sỏi sắc tố, sỏi cacbonat canxi, sỏi phosphat, sỏi canxi stearat, sỏi protein, sỏi cystine và sỏi hỗn hợp.
Sỏi có thể phát triển với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau trong đường mật
Việc phân loại chính xác sỏi mật cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về quá trình hình thành sỏi. Các loại sỏi mật có cấu trúc đặc trưng và hình thái học riêng biệt, cũng như cấu tạo bởi nhiều nguyên tố, và cơ chế hình thành của mỗi loại là khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng rằng, có thể sớm tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa sỏi mật cho hiệu quả toàn diện hơn so với các phương pháp điều trị hiện tại đang được áp dụng.
Chỉ cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sỏi mật, mỗi người trong chúng ta đều có khả năng phòng tránh căn bệnh này bằng những thói quen rất đơn giản dưới đây:
- Có chế độ ăn cân bằng và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nhưng thay bằng việc ăn nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không ăn đồ tái sống, đồ ăn phải được chế biến sạch sẽ.
- Bỏ bữa hoặc có chế độ ăn khắc nghiệt cũng là một trong những nguyên nhân làm sỏi mật phát triển nhiều hơn. Do đó, bạn nên ăn uống đúng giờ và nếu phải giảm cân, chỉ nên giảm khoảng 0.5 – 1kg mỗi tuần.
- Tập luyện thường xuyên, khoa học cũng là cách làm cho đường mật lưu thông được tốt hơn, hạn chế sự ứ đọng dịch mật.
Ngày nay có những sản phẩm hỗ trợ được chiết xuất từ các thành phần hoàn toàn thiên nhiên mang lại hiệu quả tốt cho cả việc điều trị và phòng ngừa sỏi mật. Chúng không những giúp tăng cường khả năng sản xuất dịch mật của gan, cải thiện chất lượng dịch mật mà còn giúp đường mật tăng lưu thông, hạn chế sự ứ trệ dịch mật. Bên cạnh đó, các thành phần thiên nhiên này còn mang lại vai trò kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường mật hiệu quả. Đây là lựa chọn mới cho những bệnh nhân đang bị sỏi mật, hoặc đã điều trị nhưng cần dự phòng tái phát sỏi mật.
Xem thêm:
Nghiên cứu về tác dụng bài sỏi mật của Kim Đởm Khang
Đánh giá của người bệnh sỏi mật về Kim Đởm Khang hiệu quả
TPCN Kim Đởm Khang - hỗ trợ điều trị sỏi mật, gan nhiễm mỡ
Ds. Lê Hoa
Theo nguồn:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov
http://www.mayoclinic.org