Đau sỏi mật thường xuất hiện sau ăn ở vùng hạ sườn phải. Mức độ của cơn đau có thể khác nhau từ đau nhẹ đến dữ dội. Dưới đây là cách giúp bạn nhận biết các triệu chứng đau sỏi mật và cách làm giảm cơn đau hiệu quả.
Sỏi mật hình thành gây tắc nghẽn đường mật dẫn đến ứ trệ dịch mật, đường ống mật lúc này tăng co bóp để tống xuất dịch mật giảm ứ tắc. Chính điều này gây hiện tượng đau quặn cho người bệnh.
Ngoài ra, khi sỏi mật ở dạng bùn (sỏi bùn) dễ lắng đọng bám trên thành túi mật và ống dẫn mật gây viêm nhiễm, kèm sốt cao kéo dài. Các ổ viêm tái phát nhiều lần gây nên những cơn đau dữ dội.
Cơn đau do sỏi mật khởi phát ở vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng, vai phải
Bạn có thể nhận biết được cơn đau do sỏi mật thường từ những biểu hiện đặc trưng như sau:
Tuy các cơn đau quặn mật không diễn ra thường xuyên, nhưng thường gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Một vài trường hợp, sỏi mật gây biến chứng viêm tụy cấp, viêm túi mật, viêm đường mật thì đau thường nặng hơn, khiến người bệnh không dám thở mạnh hoặc hoạt động mạnh.
Vì vậy, người bệnh khi có triệu chứng đau vùng hạ sườn phải nghi ngờ do sỏi mật có thể áp dụng ngay một số mẹo đơn giản giúp làm giảm cơn đau dưới đây:
Nếu người mắc sỏi mật phát cơn đau kéo dài, không thuyên giảm trên 8 giờ liên tục, cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để điều trị. Nhận biết bệnh sỏi mật, đường mật sẽ không khó nếu bạn hiểu rõ về bệnh cũng như những dấu hiệu cảnh báo khi chúng xuất hiện.
Xem thêm:
9 cách đơn giản giúp giảm đau do sỏi mật
Để dự phòng những cơn đau quặn mật, bạn cần lưu ý đến một số lời khuyên hữu ích sau:
- Uống nhiều nước: Nước có thể giúp ngăn ngừa sự lắng đọng của các thành phần trong dịch mật tạo sỏi. Người bệnh sỏi mật tốt nhất nên uống từ 6 – 8 ly nước mỗi ngày.
- Giảm chất béo và đường bột trong chế độ ăn hàng ngày để giúp hạn chế tần suất của những cơn đau quặn mật.
- Ăn nhiều chất xơ giúp giảm hấp thu cholesterol ở đường tiêu hóa.
- Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa sỏi mật gây đau. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C cho bạn lựa chọn như ớt chuông, cam, ổi,…
- Sử dụng các thảo dược truyền thống như Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Nhân trần, Hoàng bá, Sài hồ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các cơn đau bụng mật, bào mòn sỏi mật hiệu quả.
Những thông tin trong bài viết phần nào đã có thể giúp bạn nhận biết cơn đau do sỏi mật và cách giảm bớt triệu chứng, biến chứng do sỏi gây ra. Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả và điều trị bệnh lâu dài thì người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cảm thấy cơn đau sỏi mật kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng khác bất thường như sốt cao, ớn lạnh, nôn ói, vàng da… cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.