4 triệu chứng giun chui ống mật thường gặp và cách điều trị

Giun chui ống mật là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh sỏi mật, đặc biệt là sỏi gan và sỏi ống mật chủ. Vậy triệu chứng giun chui ống mật có dễ nhận biết không và nên điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Biểu hiện giun chui ống mật nặng nhẹ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau

Biểu hiện giun chui ống mật nặng nhẹ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau

Triệu chứng giun chui ống mật

Khi giun chui lên ống mật có thể gây tắc nghẽn đường mậtnhiễm trùng đường mật cấp tính. Điều này sẽ khiến người bệnh có những biểu hiện sau:

  • - Đau quặn dữ dội và đột ngột ở vùng trên rốn, hơi lệch về bên phải. Tư thế đau bụng cổ điển do giun chui ống mật là đau bụng chổng mông lên trời. Trẻ em sẽ đòi bế vác lên vai.

  • - Buồn nôn, nôn nhiều và thậm chí nôn cả ra giun.

  • - Sốt 38 – 39 độ C kèm theo rét run

  • - Da xanh, gầy yếu, thiếu máu và ăn uống kém.

Nếu không được điều trị, tắc nghẽn và nhiễm trùng đường mật kéo dài có thể dẫn tới áp xe gan.

Giun chui ống mật có thể gây đau quặn bụng đột ngột và dữ dội

Giun chui ống mật có thể gây đau quặn bụng đột ngột và dữ dội

Tại sao giun chui ống mật lại gây nên sỏi mật?

Sở dĩ giun có thể gây sỏi mật là do loại ký sinh trùng này có thể đi từ ruột lên tá tràng, sau đó chui qua cơ vòng Oddi để vào trong đường ống dẫn mật chủ. Sau thời gian sinh sống và tồn tại thì khi chết, chúng để lại trứng giun và những mảnh xác giun không tiêu, tạo cơ hội để sắc tố mật lắng đọng bám vào và hình thành nên sỏi mật (thường là sỏi đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ, ít trường hợp hình thành sỏi túi mật).

Viên sỏi mật phát triển lớn dần theo thời gian, có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật và làm tổn thương đường mật trong quá trình di chuyển, cọ xát. Từ đó dẫn tới tình trạng viêm, nhiễm trùng đường mật hoặc gây viêm gan, áp xe gan, hoại tử... Nếu sỏi rơi xuống và kẹt ở ngã ba đường mật tụy, có thể gây biến chứng viêm tụy cấp. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

TPCN Kim Đởm Khang là giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963 022 986 – 0962 326 300 để được biết thêm chi tiết.

Chẩn đoán giun chui ống mật

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng giun chui ống mật đã nói ở trên thì để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra các chỉ số như bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, kiểm tra chức năng gan…

- Chụp X - quang đường mật: Có thể phát hiện dị vật dài giống hình dáng của giun không ngấm thuốc cản quang.

- Siêu âm: Giúp nhìn thấy hình ảnh gián tiếp thông qua đường mật bị giãn rộng, và trong lòng ống mật chủ có hình tập trung nhiều sóng siêu âm theo một vệt dài.

- Nội soi tá tràng: Có thể thấy hình ảnh giun đũa ở tá tràng, hay một phần ở tá tràng và một phần ở cơ Oddi đi vào ống mật.

Để chẩn đoán giun chui ống mật, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X quang đường mật.

Để chẩn đoán giun chui ống mật, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X quang đường mật.

Điều trị giun chui ống mật

Khi các triệu chứng giun chui ống mật trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến chứng, bạn có thể được chỉ định mổ đường mật để gắp giun và dẫn lưu đường mật. Ngược lại, điều trị nội khoa bằng thuốc sẽ được chỉ định khi chưa chắc chắn có giun ở trong ống mật hoặc hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật gắp giun, bao gồm:

- Thuốc giãn cơ trơn (cơ vòng Oddi): A-tropin, Ami-nazin…

- Thuốc lợi mật và tăng tiết dịch mật: Secretin, Bilifluine…

- Thuốc tẩy giun: Fugacar, Albendazole, Meben-dazole…

Phòng ngừa giun chui ống mật

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh, để giúp bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Bạn cần thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế các đồ ăn tái, gỏi, và các loại rau sống. Đồng thời, luôn nhớ tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần để phòng giun và qua đó tránh được các hệ lụy từ sỏi mật.

Triệu chứng giun chui ống mật khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì thế nếu thấy nghi ngờ thì bạn vẫn nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị, tránh để sỏi mật hình thành và gây ra những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Xem thêm:

Sỏi mật và biến chứng áp xe gan - đường mật

Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Thảo Ngọc

Theo nguồn: sinhvienykhoa115.wordpress.com, suckhoedoisong.vn, ncbi.nlm.nih.gov