Túi mật hoại tử là tình trạng một phần mô túi mật bị chết do viêm hoặc nhiễm trùng liên quan đến sỏi mật, giun chui ống mật. Bệnh cần cấp cứu khẩn cấp và tiến hành phẫu thuật để điều trị các nhiễm trùng trước khi chúng có cơ hội lây lan, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
- Đau: Đau là triệu chứng cấp tính nhất của túi mật hoại tử. Cơn đau cấp tính và dữ dội xuất hiện ở phía hạ sườn phải, thường nặng lên sau khi ăn, đặc biệt ở người có tiền sử viêm túi mật. Trong giai đoạn sau, cơn đau có thể lan ra xung quanh vùng bụng, thậm chí là cả vai hoặc tay.
- Nôn: Nôn cũng là một dấu hiệu của túi mật hoại tử. Cảm giác buồn nôn và nôn liên tục thường xảy ra khi gan sản xuất một lượng lớn mật để bù trừ nhưng cơ thể vẫn không thể lưu trữ được dịch mật và tiêu hóa được thức ăn.
- Vấn đề đường ruột: Tiêu chảy kết hợp với nôn mửa, có thể là một dấu hiệu của túi mật hoại tử. Tiêu chảy thường xảy ra ngay sau khi ăn, đặc biệt là ăn thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí cả ngày. Do tiêu chảy và nôn có thể gây ra bởi một số bệnh khác nên nó không được xem là một dấu hiệu đặc trưng cho các vấn đề của túi mật.
TPCN KIM ĐỞM KHANG - giải pháp an toàn từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh sỏi mật và ngăn ngừa nguy cơ hoại tử túi mật do sỏi. Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại: 0963 022 986 - 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
- Sốt: Có tới 1/3 bệnh nhân bị bệnh túi mật sẽ có dấu hiệu sốt và ớn lạnh, đặc biệt là khi túi mật bị hoại tử. Túi mật hoại tử là một bệnh nhiễm trùng có thể dễ dàng lây lan khắp cơ thể và khi cơ thể cố gắng để chống lại các nhiễm trùng thì biểu hiện sốt và ớn lạnh là phổ biến. Cũng giống như nôn và tiêu chảy thì sốt là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh, vì vậy không nên coi đây là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh túi mật.
- Vàng da: Trong giai đoạn sau của bệnh túi mật, khi túi mật đã hoại tử, nhiều bệnh nhân dấu hiệu vàng da, vàng mắt. Do túi mật không thể lưu trữ thêm mật nên sắc tố mật tràn vào máu, thấm qua da và kết mạc mắt.
Túi mật nhiễm trùng, hoại tử và vỡ gây viêm phúc mạc nặng
Nếu hoại tử túi mật không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải nhiễm trùng hệ thống, khi vi khuẩn từ túi mật lưu hành tự do trong máu, và có nguy cơ tử vong cao.
Trong hầu hết các trường hợp hoại tử túi mật, chỉ định phẫu thuật được ưu tiên hàng đầu, bác sĩ sẽ cắt bỏ túi mật và các mô chết hoặc mô bị bệnh lân cận. Ở giai đoạn phục hồi, sau khi cắt túi mật, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm. Nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.
Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể có những xáo trộn bất thường về số lượng và chất lượng của dịch mật lên hệ thống tiêu hóa, bởi chức năng của túi mật là nơi chứa mật và cô đặc mật từ gan đưa xuống. Do vậy người đã cắt túi mật nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những đồ ăn chiên rán. Chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao cũng có thể trở lại bình thường khi sức khỏe sau phẫu thuật đã ổn định. Nếu vẫn còn tình trạng chán ăn, chậm tiêu, ngứa, sốt, nhiễm khuẩn đường mật… thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Sử dụng các hoạt chất sinh học thiên nhiên trong 8 thảo dược quý như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác cũng là một trong những giải pháp làm giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, tiêu chảy... sau cắt túi mật. Hơn thế nữa, nhờ tác động được vào yếu tố cơ địa tạo sỏi, làm cân bằng lại các rối loạn bên trong cơ thể, chúng còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sỏi tái phát tại các vị trí khác trong đường mật mà các phương pháp điều trị bằng Tây y rất khó can thiệp.
Xem thêm:
- Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật
- Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả
- Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Cách giảm biến chứng sau mổ
Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật và các biến chứng nguy hiểm của sỏi gây ra.