Loãng xương làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Người loãng xương có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao gấp 1,35 lần so với bình thường, đây là kết quả nghiên cứu trên tạp chí Tiêu hóa BMC.

Sỏi mật là hậu quả của quá trình rối loạn các thành phần trong dịch mật (cholesterol, bilirubin, acid mật). Sỏi mật gồm 3 loại là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp, có thể hình thành ở đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ, hoặc túi mật. Thống kê cho thấy người Việt Nam chủ yếu mắc sỏi sắc tố (62,6%) – loại sỏi hình thành do sự kết hợp của canxi và billirubin. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật tăng 1,35 lần ở người bệnh loãng xương.

Loãng xương làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật

Loãng xương là bệnh lý mạn tính, người bệnh thường có mật độ xương thấp và nguy cơ cao bị gãy xương. Nguyên nhân của bệnh loãng xương có sự tham gia của nhiều yếu tố như: quá trình lão hóa, ảnh hưởng của chất trung gian gây viêm và nội tiết tố, thí dụ như sự thiếu hụt estrogen. Nồng độ thấp estrogen có liên quan với sự tiêu xương do gia tăng số lượng và hoạt động của các tế bào hủy xương.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa hai bệnh lý này:

- Quá trình viêm mạn tính và loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

Hai bệnh sỏi mật và loãng xương có sự liên quan tới protein Osteopontin. Đây là chất trung gian hóa học gây viêm, được tiết ra bởi nhiều cơ quan khác nhau, tham gia vào một loạt quá trình sinh học, nó đưa canxi vào xương, tu sửa xương, kích thích sự bám dính, di chuyển và tái hấp thu xương của các tế bào hủy xương. Fodor và cộng sự đã phát hiện ra mối liên quan giữa nồng độ osteopontin cao (trên > 14,7 ng/ml) và tình trạng mật độ khoáng xương thấp, gây loãng xương, gãy xương cột sống ở phụ nữ sau mãn kinh.

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng osteopontin cũng tham gia vào sự hình thành sỏi mật thông qua phản ứng viêm. Trong điều kiện bình thường, các phân tử osteopontin liên kết với canxi và khoáng chất, ức chế sự tạo mầm của các tinh thể cholesterol trong túi mật. Khi thành túi mật có biểu hiện viêm, nồng độ osteopontin tại đây tăng lên, tuy nhiên vai trò chống tạo mầm cholesterol của nó bị ức chế bởi một số protein đối kháng, dẫn tới phản ứng kích thích tạo nhân sỏi, và osteopontin lại chính là phần lõi protein của sỏi mật.

- Giới nữ là yếu tố nguy cơ cao của sỏi mật và loãng xương

Nữ giới là người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và sỏi mật cao nhất, do hormon nữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả hai chứng bệnh này D'Amelio và cộng sự chỉ ra rằng thiếu estrogen có thể gây mất xương, lâu dần dẫn tới bệnh loãng xương. Do đó, estrogen là một trong những thuốc sử dụng phổ biến trong điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, mà các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng liệu pháp thay thế estrogen là một yếu tố nguy cơ sỏi mật. Đồng thời, estrogen cũng thúc đẩy gan tiết cholesterol để giảm nồng độ chất này trong máu và làm tăng độ bão hòa trong mật, từ đó tăng khả năng hình thành sỏi mật. Vì vậy, estrogen có thể là một trong các yếu tố làm tăng đến nguy cơ sỏi mật ở phụ nữ bị loãng xương.

Phụ nữ là đối tượng dễ mắc sỏi mật và bệnh loãng xương

Nhóm nghiên cứu của Klahan từ Đại học Đài Bắc đã tiến hành theo dõi trong 5 năm trên 1.638 người bệnh loãng xương và 6.552 người thuộc nhóm chứng không mắc bệnh này. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Tiêu hóa BMC của Anh, cho thấy 114 (7,0%) bệnh nhân loãng xương và 311 (4,7%) người thuộc nhóm chứng phát triển bệnh sỏi mật sau thời gian theo dõi. Đồng nghĩa với người bệnh loãng xương có nguy cơ mắc sỏi mật cao gấp 1,35 lần so với người không bị, số liệu này đã loại bỏ yếu tố gây nhiễu khác (độ tuổi, giới tính, thể trạng…).

- Tỉ lệ mắc sỏi mật tăng lên theo tuổi tác

Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ của cả bệnh loãng xương và sỏi mật. Loãng xương là bệnh gặp phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh, có khoảng 46% phụ nữ có ít nhất một lần bị gãy xương do loãng xương sau tuổi 50. Nghiên cứu khác của Sirmione cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc sỏi mật trong độ tuổi từ 40-69 tuổi cao gấp 4 lần so với những người trẻ hơn.

Nghiên cứu này đã chỉ ra những điểm tương đồng về cơ chế hình thành cũng như yếu tố nguy cơ giữa người bệnh loãng xương và sỏi mật, từ đây đưa ra những cảnh báo sớm cho người bệnh loãng xương về khả năng mắc sỏi mật của họ, từ đó có các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm tụy cấp, viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật, hoại tử túi mật

Nguồn tham khảo: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ http://goo.gl/8MzeZo http://www.biomedcentral.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật và các biến chứng của bệnh gây ra.

TPCN Kim Đởm Khang