28/08/2017
1.405 lượt xem
Sỏi mật và tiểu đường đều là những bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa cách chất mỡ, đường, có tính chất mạn tính, kéo theo nhiều rủi ro cho sức khỏe. Một trong những hệ lụy của bệnh tiểu đường mà ít ai ngờ tới là các bệnh túi mật, đa phần là sỏi mật. Rất may là bạn có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật một cách dễ dàng sau nhờ các phương pháp được chia sẻ trong bài viết này.
Bệnh sỏi mật có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này vẫn còn là một ẩn số.
Một số chuyên gia cho rằng, người bệnh tiểu đường thường bị thừa cân/béo phì, mà thừa cân/béo phì lại là yếu tố nguy cơ gây sỏi mật. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có lượng chất béo trung tính (triglyceride) cao hơn mức bình thường nên có thể kích thích hình thành sỏi mật.
Theo một giả thiết khác, bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thống thần kinh tự chủ, dẫn đến rối loạn trong hoạt động co bóp và vận động đường mật. Dịch mật lưu trữ trong túi mật không được tống đẩy hiệu quả nên bị ứ lại và hình thành sỏi mật.
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cho thấy những con chuột đề kháng với in-sulin có 1 loại protein tên là FOXO1 làm tăng đào thải cholesterol qua dịch mật và gây sỏi.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc sỏi mật
Các triệu chứng của bệnh sỏi mật là gì?
Một số trường hợp mắc sỏi mật có thể không gây triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, ở nhiều người có thể xuất hiện "cuộc tấn công" sỏi mật, đặc biệt là sau bữa ăn giàu chất béo.
Các triệu chứng của cuộc tấn công sỏi mật bao gồm:
- Đau đột ngột ở vùng hạ sườn phải, đau có thể kéo dài vài giờ.
- Đau giữa hai vai hoặc lan sang dưới vai phải.
- Đau bụng vùng hạ sườn phải có thể trầm trọng hơn sau bữa ăn giàu chất béo
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Điều trị sỏi mật ở người bệnh tiểu đường
Người
bệnh tiểu đường thường được coi là đối tượng có nguy cơ cao đối với bất kỳ cuộc giải phẫu nào, kể cả
phẫu thuật cắt túi mật. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, khi sỏi mật gây biến chứng nặng nề thì cách tốt nhất vẫn là phải phẫu thuật cắt túi mật.
Chính vì vậy, ngăn ngừa sỏi mật tăng thêm kích thước và gây biến chứng bằng chế độ ăn khoa học và sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược là lựa chọn phù hợp cho người tiểu đường mắc sỏi mật. Trong số đó, phải kể đến
8 loại thảo dược quý như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu,…
Tpcn Kim Đởm Khang giúp tăng cường chức năng gan mật, hỗ trợ điều trị bào mòn sỏi mật và phòng tránh sỏi phát triển ở người tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Làm sao để giảm nguy cơ mắc sỏi mật ở người bệnh tiểu đường?
Đối với người bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết tốt là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa sỏi mật.
Để quản lý tốt bệnh tiểu đường, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống có kiểm soát, tập thể dục thường xuyên, tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ và theo dõi mức đường trong máu hàng ngày.
Kiểm soát đường huyết ở ngưỡng cho phép không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn có thể trì hoãn những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm
các vấn đề về túi mật.
Tham khảo:
https://www.everydayhealth.com/gallbladder/gallbladder-problems-and-diabetes.aspx
--------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin cho bạn: Tpcn Kim Đởm Khang giúp tăng cường chức năng gan mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, giảm đau, đầy bụng, khó tiêu; đồng thời phòng tránh biến chứng viêm đường mật, viêm túi mật do sỏi.