Những dạng polyp túi mật và khối u túi mật thường gặp

Polyp túi mật có thể ở dạng u hoặc giả u, phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Dựa vào nguyên nhân, thành phần cấu tạo chính, popyp túi mật được chia thành nhiều dạng khác nhau. Theo cách phân loại này, bạn có thể xác định sơ bộ polyp đó là lành hay ác tính.

Các dạng polyp túi mật và khối u túi mật

92% polyp túi mật là lành tính. Chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ, polyp có thể chuyển thành ung thư.

Polyp cholesterol

Polyp cholesterol chiếm khoảng 50% các dạng polyp túi mật, nguyên nhân hình thành có thể là do khiếm khuyết trong quá trình trao đổi cholesterol. Polyp cholesterol có hình dạng như các đốm vàng trên bề mặt niêm mạc túi mật, thành phần cấu tạo gồm các đại thực bào bao quanh biểu mô chứa nhiều chất béo trung tính và cholesterol ester hóa. Polyp cholesterol thường nhỏ hơn 10 mm và rất ít khi gây triệu chứng.

Hình ảnh minh họa polyp túi mật

Hình ảnh minh họa polyp túi mật

Polyp viêm

Polyp viêm là kết quả của tình trạng viêm túi mật mạn tính, thường mọc nhô vào trong lòng túi mật với một cuống mạch máu nhỏ. Polyp viêm thường có kích thước nhỏ hơn 10 mm.

Tpbvsk Kim Đởm Khang giúp tăng cường chức năng gan mật, hạn chế polyp tăng kích thước và gây biến chứng. Thông tin cụ thể, vui lòng liên hệ 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

U cơ tuyến túi mật

U cơ tuyến túi mật khá hiếm gặp, được đặc trưng bởi tình trạng tăng sinh và dày lên của lớp niêm mạc túi mật và lớp cơ dày, tạo thành các túi lõm sâu gọi là xoang Rokitansky – Aschoff. Các túi thừa này thông với lòng túi mật nên các thành phần trong dịch mật bị ứ đọng lại, hình thành nên bùn mật và nhiều viên sỏi mật nhỏ.

Polyp tuyến

Polyp tuyến là những khối u biểu mô túi mật lành tính nhưng có nguy cơ tiến triển ác tính. Polyp tuyến túi mật gồm có 2 loại:

- U tuyến nhú (có cuống, cấu trúc phức tạp, cắt xẻ, chân lan rộng và ăn sâu vào thành niêm mạc túi mật)

- U tuyến ống (không cuống, cấu trúc bằng phẳng)

Các khối u túi mật hiếm gặp khác ở túi mật gồm: u xơ, u mỡ, u tế bào hạt, các u dị hình mạch máu,…

Nguy cơ ung thư hóa của polyp túi mật

Các yếu tố nguy cơ polyp phát triển thành ung thư túi mật gồm:

- Tuổi > 50

- Người bệnh đái tháo đường mắc polyp túi mật

- Người mắc cả polyp túi mật và sỏi mật, sỏi bùn mật

- Người mắc polyp túi mật có nhiễm trùng Salmonella typhi mãn tính

Sỏi túi mật kèm vôi hóa thành túi mật và polyp túi mật

- Polyp có kích thước lớn hơn 10 mm, đặc biệt nếu polyp có kích thước > 15 mm chứa đến 46 - 70% tế bào ung thư.

- Polyp không cuống

- Đa polyp (nhiều hơn 3 polyp)

- Polyp tăng nhanh kích thước trong thời gian ngắn (trong khoảng thời gian giữa 2 lần khám liên tiếp), bề mặt cắt xẻ, xù xì.

Chẩn đoán polyp túi mật và tầm soát nguy cơ ung thư túi mật

Để chẩn đoán polyp túi mật, bác sỹ thường chỉ định một số xét nghiệm như sau:

- Siêu âm bụng giúp bác sỹ nhìn thấy hình ảnh khối u trên phim siêu âm

- Xét nghiệm công thức máu

- Chụp MRI, CT scan giúp bác sỹ xác định vị trí khối u, kích thước và số lượng khối u

- Sinh thiết là xét nghiệm lấy một lượng nhỏ mô túi mật để kiểm tra dưới kính hiển vi

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Thủ thuật này được sử dụng để xác định xem khối u có mặt ở khu vực xung quanh túi mật hay không

Triệu chứng polyp túi mật

Polyp túi mật có triệu chứng khá mơ hồ, thậm chí nhiều người không có triệu chứng. Thông thường, polyp túi mật được phát hiện một cách tình cờ khi khám bệnh hoặc kiểm tra một bệnh lý nào đó. Một số triệu chứng có thể gặp khi mắc polyp túi mật gồm:

- Vàng da, vàng mắt

- Đau bụng vùng hạ sườn phải

- Buồn nôn và nôn mửa

- Đầy trướng

- Khó tiêu

- Sốt

- Ngứa không rõ nguyên nhân

Các triệu chứng này đôi khi có thể gây nhầm lẫn với các bệnh túi mật khác, chẳng hạn như sỏi túi mật.

Các triệu chứng của polyp túi mật thường tương tự như bệnh sỏi mật

Các triệu chứng của polyp túi mật thường tương tự như bệnh sỏi mật

Các phương pháp điều trị polyp túi mật

Tùy thuộc vào kích thước polyp và các nguy cơ ác tính mà có các phương pháp điều trị khác nhau:

Theo dõi tiến triển của polyp

Polyp có kích thước < 10 mm, không có triệu chứng, người bệnh < 50 tuổi cần tái khám và siêu âm định kỳ 6 tháng/lần trong thời gian ít nhất 2 năm để đánh giá tiến triển của polyp. Nếu sau thời gian dài, polyp không tăng thêm kích thước thì đó là polyp lành tính và không cần thiết phải phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

+ Polyp có kích thước lớn hơn 10 mm, đa polyp, polyp phát triển nhanh bất thường kèm theo các dấu hiệu viêm, vôi hóa thành túi mật,…

+ Polyp túi mật thường xuyên gây đau, viêm, sốt, vàng da, tắc mật, khó tiêu.

+ Người bệnh > 50 tuổi, mắc cả polyp túi mật và sỏi mật.

Trường hợp khối u túi mật lớn hơn 18mm với phần lớn là các tế bào ung thư, các bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật mổ mở cắt túi mật, một phần gan và vùng bạch huyết lân cận nhằm loại bỏ tế bào ung thư.

Chế độ ăn dành cho người polyp túi mật

Không có một chế độ ăn cụ thể cho người bệnh polyp túi mật, nhưng polyp túi mật thường liên quan đến bệnh sỏi mật, vì thế chế độ ăn khoa học cho bệnh sỏi mật có thể giúp giảm nguy cơ polyp túi mật gây biến chứng.

- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn có ý định giảm cân, nên giảm cân từ từ.

- Tiêu thụ ít chất béo bão hòa (thịt đỏ, sữa béo, phomat) và cholesterol (lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, da, mỡ động vật,…)

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

- Không nên bỏ bữa ăn.

Hiểu biết đúng đắn về polyp túi mật và các khối u túi mật thường gặp giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và xác định được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Tham khảo:

http://emedicine.medscape.com/article/190364-overview#showall

http://www.ehealthstar.com/conditions/gallbladder-polyps