Mổ sỏi mật (phẫu thuật cắt túi mật, phẫu thuật đường mật) là giải pháp cần thiết trong các trường hợp sỏi mật gây biến chứng. Nhưng sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng, biến chứng nguy hiểm. Bằng việc biết cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật, bạn sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng, nhanh chóng phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật
[caption id="attachment_1402" align="aligncenter" width="550"] Biết cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh[/caption]“Đầu xuôi thì đuôi mới lọt”, công tác chuẩn bị trước khi tiến hành phẫu thuật là bước quan trọng để ca phẫu thuật có thể tiến hành thuận lợi. Người nhà nên cố gắng trấn an người bệnh đây là một ca phẫu thuật cần thiết, giúp giải quyết nhanh tình trạng mà họ đang gặp phải, đồng thời khuyên nhủ họ không cần quá lo lắng.
Trước thời điểm phẫu thuật, người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ và nhịn ăn, uống để làm sạch dạ dày, có thể sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo rửa dạ dày vào đêm trước khi mổ. Bác sĩ sẽ là người tiêm thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc gây mê thông qua đường tĩnh mạch.
Và để xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật tốt hơn, người bệnh và người nhà cũng cần tìm hiểu thêm các thông tin về những rủi ro, vấn đề có thể xuất hiện sau phẫu thuật.
Một số thông tin sau mổ sỏi mật bệnh nhân cần biết là:
Nếu ca phẫu thuật không quá phức tạp, ví dụ như can thiệp lấy sỏi ống mật chủ, sỏi gan, mổ cắt túi mật bằng nội soi người bệnh sẽ chỉ cần nằm tại viện theo dõi từ 1 đến vài ngày. Ngược lại với những ca phẫu thuật phức tạp, thời gian nằm viện có thể kéo dài hàng tuần hoặc hơn.
Để giúp người bệnh nhanh hồi phục, bên cạnh sự hỗ trợ từ y bác sĩ, người nhà cũng cần biết cách chăm sóc bệnh nhân trong thời gian nằm viện
Ngay sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được đưa vào phòng hồi sức chờ đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Tại đây sẽ luôn có bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá túc trực theo dõi thường xuyên các chỉ số về huyết áp, nhịp thở và nhịp tim.
Do ở thời điểm này, người bệnh đang còn ảnh hưởng của thuốc mê, nên người nhà cần chú ý theo dõi cùng với bác sĩ, khi thấy có những dấu hiệu bất thường như lên cơn khó thở, co giật, huyết áp, nhịp tim giảm nhanh chóng, cần ngay lập tức thông báo tới bác sĩ để được xử lý.
Khi đã hết thuốc mê, người bệnh có thể cảm nhận thấy các cơn đau. Nếu đau lan lên vai, người nhà nên khuyên người bệnh nằm theo tư thế Fowler – ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng một góc 45-60 độ về phía sau, chân có thể thẳng hoặc hơi co. Nếu đau tại vết mổ, nên dùng gối ôm tỳ vào vùng bụng để làm giảm đau.
[caption id="attachment_1404" align="aligncenter" width="550"] Hình ảnh mô tả tư thế Fowler giúp giảm đau sau mổ sỏi mật[/caption]Khi đã hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ sẽ chuyển người bệnh về phòng bình thường. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật trong thời gian vài ngày nằm viện:
Sau khi đã được xuất viện về nhà, người thân cần tuân thủ đúng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật theo hướng dẫn của bác sĩ. Kế hoạch này cần bao gồm việc chăm sóc vết mổ, chế độ ăn, vận động, theo dõi biến chứng và bổ sung sản phẩm hỗ trợ để tăng tốc độ hồi phục cũng như ngăn chặn biến chứng sau mổ sỏi mật.
Vết mổ nên được vệ sinh cẩn thận bằng xà bông và nước. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch và thay băng mới. Tần suất thay băng vết mổ là 2 lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi thấy băng bị ướt hoặc bẩn.
Ngoài ra để tránh gây nhiễm khuẩn vết mổ, bạn nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm bồn tắm.
Kim Đởm Khang đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả cải thiện tình trạng đau, đầy trướng, chậm tiêu, ngăn biến chứng và hạn chế sỏi mật tái phát sau mổ hiệu quả. Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật sỏi mật, hãy nhanh chóng liên hệ đến số 096.302.2986 - 096.232.6300 để nhận được lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Chế độ ăn uống sau cắt túi mật, phẫu thuật lấy sỏi mật rất quan trọng. Bởi chúng phải đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời vẫn phải đảm bảo được những tiêu chí nhằm làm giảm áp lực cho gan và hoạt động của đường mật.
Với người bệnh phải cắt túi mật, do dịch mật không được cô đặc, nên thời gian đầu người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau, tiêu chảy… sau phẫu thuật. Vì thế, cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi túi mật cần lưu ý:
Mổ sỏi mật chỉ giúp bạn loại bỏ viên sỏi hiện có trong túi mật, đường mật. Nhưng sau phẫu thuật, có tới 30 - 50% người bệnh sẽ bị tái phát sỏi mật tại các vị trí khác. Vì vậy, công tác dự phòng tái phát sỏi là một phần không thể thiếu khi chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ sỏi mật.
Trên thực tế, các nghiên cứu y học hiện đại đã khẳng định: Để ngăn tái phát sỏi mật lâu dài cần có giải pháp giúp cơ thể tự điều hoà và cân bằng lại hoạt động chức năng gan mật. Đó cũng là lý do mà Kim Đởm Khang - sản phẩm từ 8 thảo dược quý giúp tác động toàn diện trên hệ thống gan mật được nhiều chuyên gia tin tưởng tư vấn cho người bệnh sau mổ sỏi mật.
Được Viện thực phẩm chức năng Việt Nam nghiên cứu và xuất hiện trên thị trường từ năm 2012, Kim Đởm Khang tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn nhờ nghiên cứu trên người bệnh đã phẫu thuật sỏi mật. Đặc biệt, nghiên cứu này đã được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc 2013 và đến nay đây vẫn là sản phẩm thảo dược duy nhất làm được điều này.
TS.BS Dương Xuân Nhương (Trưởng khoa Nội tiêu hoá viện 103) chia sẻ kết quả nghiên cứu của Kim Đởm Khang trên người bệnh sau mổ sỏi mật
Việc sử dụng Kim Đởm Khang sau mổ sỏi mật là bí quyết giúp nhiều người bệnh thoát khỏi di chứng trên đường tiêu hoá và giảm thiểu nỗi lo sỏi tái phát. Dưới đây là chia sẻ từ một trường hợp điển hình mà bạn có thể tham khảo:
Kim Đởm Khang là bí quyết giúp cô Len (Hải Dương) thoát khỏi biến chứng sau mổ cắt túi mật, ngăn sỏi tái phát
Các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga, thiền… nếu lặp lại thường xuyên sẽ giúp tăng vận động đường ruột và đường mật, từ đó hạn chế sự ứ trệ dịch mật, phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi ở những người bệnh sỏi mật.
Sau mổ sỏi đường mật, một số người bệnh có thể phải đặt ống dẫn lưu Kehr (ống dẫn lưu dịch mật ra ngoài để giảm tải cho đường mật, vệ sinh đường mật hoặc tạo đường hầm để lấy sỏi nếu còn sót sỏi sau phẫu thuật).
Thường thì sau 7 – 8 ngày, khi người bệnh hết đau, sốt, ăn uống tốt sẽ được rút ống dẫn lưu này. Ngược lại, nếu vẫn còn sót sỏi, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh mang ống dẫn lưu này về nhà.
Để chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi đường mật, người nhà cần học cách vệ sinh ở phần da xung quanh chân ống dẫn lưu. Tắm rửa sạch sẽ, sau đó lau khô và băng lại.
Khi thấy căng tức, người bệnh có thể mở ống dẫn lưu để dịch mật chảy ra ngoài, sau đó cột lại. Nếu lượng dịch chảy ra hàng ngày, nếu thấy quá nhiều, hoặc quá ít, màu sắc khác thường, có lẫn máu, mủ… cần đưa người bệnh đến viện để được theo dõi.
[caption id="attachment_1407" align="aligncenter" width="550"] Giữ vệ sinh khu vực ống dẫn lưu là một trong những cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật đơn giản và dễ thực hiện[/caption]Khi chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi mật, nếu có những dấu hiệu cảnh báo biến chứng dưới đây, người nhà nên liên lạc với bác sĩ phẫu thuật để được hỗ trợ:
Ngoài ra, tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phục hồi của người bệnh. Do đó, trong giai đoạn chăm sóc sau mổ sỏi mật, sự tận tâm tận tình trong từng miếng ăn, giấc ngủ của người nhà chắc chắn sẽ là liều thuốc quý giá nhất với người bệnh.
Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật không khó nhưng đòi hỏi sự kỹ càng, chỉn chu cũng như quan sát cẩn thận. Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng cũng như tránh sỏi mật tái phát sau phẫu thuật hiệu quả.
Theo nguồn: drugs.com, britishlivertrust.org.uk
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có hiệu quả thay thế thuốc chữa bệnh.