Những loại thuốc gây độc cho gan và dấu hiệu cảnh báo bệnh gan

Không chỉ có rượu bia gây độc cho gan mà còn rất nhiều thuốc điều trị cũng gây độc cho gan, gây viêm gan, suy gan và hoại tử tế bào gan, nguyên nhân có khi chỉ là do sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của người sử dụng.

Những thuốc điều trị gây hại cho gan

Gan là là cơ quan quan trọng của cơ thể với nhiều chức năng: thải độc, sản xuất yếu tố đông máu, điều hòa mỡ máu, đường máu… Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây nguy hại cho gan, khiến nó không thể thực hiện được nhiệm vụ.

Sau đây là một số thuốc được dùng phổ biến trong điều trị có thể gây hại cho gan:

- Thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen: Tên thông dụng là Paracetamol. Sau khi uống, nó được chuyển hóa thành chất độc hại ở gan. Ở người lớn, liều 7,5-10 g/ngày có thể gây hoại tử gan. Liều thấp hơn, khoảng 4-8 g/ngày gây tổn thương gan ở người nghiện rượu và những người đã bị bệnh gan.

- Kháng sinh Amoxicillin: Amoxicillin gây tăng men gan ở mức độ vừa phải và có thể gây rối loạn chức năng gan, bao gồm dấu hiệu vàng da, ứ mật, viêm gan và hủy hoại tế bào gan cấp tính.

Hại cho gan khi sử dụng quá nhiều thuốc Hiện nay chúng ta đang sử dụng rất nhiều thuốc gây hại cho gan

- Thuốc trị rối loạn nhịp Amiodarone: 15-50% bệnh nhân sử dụng thuốc bị rối loạn chức năng gan. Nhiễm độc gan thường gặp phải sau 1 năm kể từ khi điều trị và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào liều và có thể tích tụ trong gan nhiều tháng sau khi ngưng sử dụng.

- Thuốc chống loạn thần Chlorpromazine: Gây vàng da do tắc nghẽn dịch mật. Hầu hết các trường hợp xảy ra sau 2-4 tuần điều trị, không phụ thuộc vào liều và thường hết khi ngừng sử dụng thuốc. Chlorpromazine được khuyến cáo thận trọng cho người có bệnh gan.

- Kháng sinh nhóm Quinolon - Ciprofloxacin: Khoảng 1,9% số bệnh nhân dùng ciprofloxacin bị tăng men gan và 0,3% tăng nồng độ bilirubin.

- Thuốc giảm đau chống viêm Diclofenac: Khoảng 15% bệnh nhân được điều trị với thuốc này bị tăng men gan, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Ngoài ra, còn gặp một số trường hợp hoại tử gan, viêm gan không có dấu hiệu vàng da. Do đó, những bệnh nhân điều trị lâu dài bằng thuốc này nên được kiểm tra chức năng gan định kỳ trong vòng 4-8 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

- Kháng sinh Erythromycin: Gây tăng men gan, viêm gan ứ mật có hoặc không có vàng da, thường gặp trong vòng 2-3 tuần điều trị. Do vậy, cần thận trọng khi dùng erythromycin cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan.

- Thuốc kháng nấm Fluconazole: Có thể gây tăng nhẹ men gan, tác dụng phụ này có mối liên quan với tổng liều dùng/ngày, thời gian điều trị, giới tính hay tuổi của người bệnh. Fluconazole có thể gây tổn thương gan trong quá trình điều trị nhưng sẽ hồi phục khi ngừng sử dụng thuốc.

- Thuốc điều trị lao Isoniazid, Rifampicin: Gây viêm gan nặng và số ít trường hợp có thể tử vong. Các thuốc này làm tăng men gan thoáng qua ở 10-20% bệnh nhân sử dụng. Nguy cơ viêm gan liên quan tới tuổi tác, sử dụng nhiều rượu, nếu dùng đồng thời 2 thuốc càng làm tăng nguy cơ. Đối với tất cả các trường hợp đang dùng isoniazid và rifampicin cần được theo dõi và xét nghiện men gan thường xuyên, nếu nồng độ men gan trở về giới hạn bình thường thì không cần phải ngưng thuốc. Nếu nồng độ men gan vượt quá 3-5 lần giới hạn cho phép, bệnh nhân phải ngừng thuốc ngay lập tức.   

- Thuốc điều trị tăng huyết áp Methyldopa: Có thể gây sốt trong vòng 3 tuần khi bắt đầu điều trị, nếu thấy bất thường trong kết quả xét nghiệm chức năng gan hoặc tăng bạch cầu ái toan thì phải ngưng sử dụng thuốc.

- Thuốc tránh thai: Các thuốc tránh thai đường uống có thể gây ứ mật trong gan làm xuất hiện tình trạng ngứa và vàng da ở một số bệnh nhân. Những người có tiền sử bị bệnh vàng da tái phát tự phát, ngứa trầm trọng ở thời kỳ mang thai dễ bị tổn thương gan hơn so với người bình thường.

 thuoc-tranh-thai-co-the-gay-u-mat-trong-gan

Thuốc tránh thai có thể gây ứ mật trong gan

- Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu nhóm Statin: Là một trong những loại thuốc được kê đơn rộng rãi nhất hiện nay. Statins làm tăng men gan ở hầu hết các trường hợp sử dụng, tuy nhiên mức độ tăng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho bệnh nhân có tiền sử bệnh gan hoặc những người thường xuyên uống nhiều rượu.

- Chất kích thích hướng tâm thần: Ecstasy là amphetamine, được sử dụng như một chất kích thích, nó có thể gây ra bệnh viêm gan và xơ gan. Lạm dụng cocaine có thể gây hoại tử tế bào gan và thay đổi hệ vi mạch máu trong gan.

Dấu hiệu cảnh báo gan bị ngộ độc

Phân và nước tiểu có màu bất thường: Màu nước tiểu có thể trở sậm hơn bình thường; phân có thể xuất hiện các đốm máu…. là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn đề.

Hơi thở “có mùi”: Ở những người bị suy giảm chức năng gan, một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua đường hô hấp khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Cảnh báo lá gan bị ngộ độcKhi lá gan bắt đầu tổn thương, các triệu chứng đặc hiệu mới xuất hiện

Cảm giác đắng miệng: Thường gặp khi gan bị viêm cấp tính gây ứ mật. Người bệnh có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng…

Mày đay, mẩn ngứa: Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa… đặc biệt là mụn nhọt.

Mệt mỏi, chán ăn: Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón.

XEM THÊM:

Chia sẻ kinh nghiệm loại sỏi mật hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

Cách chữa sỏi mật theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả nhất

Trích nguồn: http://www.medicinenet.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật