Phân biệt dấu hiệu đau hạ sườn phải do bệnh túi mật

Mặc dù bệnh về túi mật đôi khi không làm phát sinh dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thường được khởi phát bằng một cơn đau hạ sườn phải.

Nguyên nhân gây đau hạ sườn phải do các bệnh túi mật

Túi mật có hình dạng giống như quả lê nhỏ, được sử dụng để lưu trữ dịch mật - một chất lỏng màu vàng được sản xuất bởi gan để giúp tiêu hóa chất béo có trong thức ăn. Nhưng, nếu một trong những ống dẫn mật từ gan xuống túi mật và ruột bị chặn lại bởi sự xuất hiện của sỏi bùn, sỏi viên hoặc bị viêm, nhiễm trùng, người bệnh có thể cảm nhận thấy các cơn quặn đau hạ sườn phải. Các nguyên nhân có thể làm phát sinh cơn đau túi mật bao gồm:

- Tắc nghẽn dịch mật do sỏi mật

- Viêm túi mật cấp tính - viêm mô túi mật

- Viêm tụy cấp, thường là biến chứng của sỏi mật gây ứ trệ dịch tụy do sỏi bị kẹt tại ngã ba đường ống dẫn mật tụy

Viêm đường mật hay nhiễm trùng đường mật

Polyp túi mật

 Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp của các bệnh túi mật

Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp của các bệnh túi mật

Phân biệt dấu hiệu đau hạ sườn phải do các bệnh của túi mật

Đau hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu khi bị bệnh túi mật, đi kèm với nó còn có thể có nhiều các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Đau hạ sườn phải do sỏi mật

Dấu hiệu dễ nhận biết và phổ biến nhất của sỏi mật là gây ra các cơn đau ở hạ sườn phải, cũng có thể xảy ra ở giữa của bụng.

Các cơn đau thường đột ngột và tăng nhanh, đau có thể lan sang vai bên phải. Cơn đau thường xuất hiện bất cứ thời điểm nào, kể cả ngày hay là đêm và thường kéo dài từ 1-5h. Trong cơn đau, người bệnh có thể thấy buồn nôn và nôn ói thực sự, một số trường hợp có thể bị đau dai dẳng trong một vài ngày. Đau do sỏi mật thường không có tính chất chu kỳ, cơn đau xuất hiện bất ngờ nhưng thường có xu hướng xảy ra và tăng nặng lên sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo.

Ngoài ra, do sỏi gây thiếu dịch mật xuống tiêu hóa thức ăn, nên người bệnh có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng…

Sử dụng thêm Tpbvsk Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu, hỗ trợ điều trị và bào mòn sỏi mật hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết

Đau hạ sườn phải do viêm túi mật cấp và mạn tính

Đa số các trường hợp viêm túi mật là biến chứng của bệnh sỏi mật, xảy ra khi sỏi bị mắc kẹt lại tại cổ túi mật hoặc có quá nhiều sỏi trong túi mật. Các triệu chứng khi bị viêm túi mật cấp tính thường tương tự như sỏi mật, nhưng cơn đau quặn hạ sườn phải có xu hướng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

- Viêm túi mật cấp: Đau có thể lan ra sau lưng, hoặc xảy ra dưới vả vai, phía sau xương ức hoặc ở phía bên phải của bụng. Thường nặng nề hơn khi di chuyển hoặc ho nhẹ. Khi chạm hoặc ấn nhẹ vào vụng bụng bị đau, người bệnh sẽ thấy cơn đau nặng hơn, trong cơn đau có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh và đầy hơi. Nếu các triệu chứng này xảy ra nhưng không có sỏi túi mật, được gọi là viêm túi mật cấp tính không do sỏi.

- Viêm túi mật mạn tính: Đau do viêm túi mật mạn thường xuất hiện sau khi ăn, kèm theo đầy trướng, buồn nôn, tuy nhiên những dấu hiệu này rất mơ hồ và khó phân biệt.

Đau do viêm đường mật

Viêm đường mật thường gây ra các cơn đau ngay khi phát bệnh, có thể kèm theo sốt và ớn lạnh, ngứa, vàng mắt vàng da. Đây là một cấp cứu y tế cần được điều trị kịp thời.

Cơn đau do bệnh polyp túi mật

Thực tế có ít các trường hợp polyp túi mật gây đau hạ sườn phải. Nhưng giống như sỏi mật, polyp túi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật và làm xuất hiện các triệu chứng: ớn lạnh, đầy trướng, khó tiêu, đau mạn sườn phải hay vùng trên rốn, nhất là khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol.

Chẩn đoán chính xác các bệnh túi mật

Bên cạnh việc khai thác triệu chứng, người bệnh có thể cần thực hiện một vài xét nghiệm sau đây để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh:

- Siêu âm ổ bụng: Có thể phát hiện bệnh sỏi mật và kiểm tra được niêm mạc thành túi mật.

- Hida scan (chụp túi mật hạt nhân phòng xạ): bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch người bệnh một lượng nhỏ thuốc phóng xạ, thuốc này sau đó di chuyển vào túi mật. Sau đó sử dụng dụng cụ để ghi lại hình thành của túi mật. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán viêm túi mật.

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm, đầu có gắn một camera nhỏ đưa qua miệng, vào dạ dày, thành ruột non sau đó bơm chất cản quang vào đường mật để quan sát thấy hình dạng của ống dẫn mật.

- Chụp cộng hưởng từ: Có thể phát hiện chính xác sỏi ống mật chủ và các bất thường khác trong đường dãn mật trong khi các phương pháp còn lại khó xác định.

- Siêu âm nội soi: các bác sĩ sử dụng một ống nhỏ, mềm, đầu có gắn thiết bị siêu âm đưa trực tiếp từ miệng qua thực quản, dạ dày đến phần đầu của ruột non để quan sát hình ảnh của ống dẫn mật chủ, túi mật, ống tụy…

Cơn đau hạ sườn phải có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ các bệnh về túi mật. Do đó, khi người bệnh thấy cơn đau hạ sườn phải kéo dài trên 8h, đau quá dữ dội hoặc không xác định được chính xác vị trí, trong cơn đau có kèm theo sốt, ớn lạnh hoặc vàng da thì cần tìm ngay sự giúp đỡ của các bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Theo nguồn:

http://www.webmd.boots.com/digestive-disorders/gallbladder-basics

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/gallstones/symptoms.html