Sỏi mật là gì? Điều trị nên bắt đầu để đạt hiệu quả cao?

Sỏi mật là sự tích tụ những thành phần trong dịch mật – dịch tiêu hóa do gan tiết ra thành những khối rắn như sỏihoặc dạng bùn mật. Sỏi mật có thể nằm trong túi mật, đường mật trong gan, ống dẫn mật chủ. Sỏi mật gồm: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố (bilirubin) hoặc sỏi hỗn hợp. Sỏi mật có kích thước khác nhau từ nhỏ như hạt cát hoặc thậm chí có kích thước lớn đến vài cm. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sỏi mật là gì, nguyên nhân của sỏi mật và những cách điều trị sỏi mật hiệu quả.

Nguyên nhân gây sỏi mật

Sỏi mật có thể hình thành khi có sự bất thường trong thành phần dịch mật. Dịch mật là dịch tiêu hóa do gan tiết ra gồm nước, acid mật, sắc tố mật, cholesterol, lecithin,… Sỏi mật sẽ hình thành khi các thành phần trong dịch mật mất cân bằng. Trong một số trường hợp như nhiễm khuẩn đường mật, túi mật, nhiễm ký sinh trùng,…cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi mật có thể liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống và các yếu tố không thể kiểm soát như tuổi, chủng tộc, giới tính, yếu tố cơ địa,…

Bảng dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn các yếu tố nguy cơ của sỏi mật

các yếu tố nguy cơ của sỏi mật

Tpcn Kim Đởm Khang – giải pháp toàn diện cho bệnh sỏi mật: giảm triệu chứng, giảm kích thước sỏi, ngăn sỏi tái phát. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được tư vấn sớm nhất.

Sỏi mật là gì - Những triệu chứng của sỏi mật

Đến hơn 80% người mắc sỏi mật không có triệu chứng, 20% còn lại có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau do sỏi gây ra như: khó tiêu, đau hạ sườn phải, sốt, vàng da, vàng mắt,…

Đau do sỏi mật có thể là những cơn đau âm ỉ, kéo dài hoặc những cơn đau do viêm cấp.

- Cơn đau bụng mật âm ỉ, thường xảy ra trong khoảng thời gian 30 phút sau ăn. Đau có xu hướng tăng nặng hơn sau bữa ăn nhiều chất béo hoặc cholesterol. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng hạ sườn phải, ngay dưới xương sườn. Đau có thể lan ra sau lưng bên dưới vai. Có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa. Đau có thể kéo dài đến vai tiếng rồi thôi.

- Đau do viêm cấp: sỏi có thể di chuyển làm tắc nghẽn sự lưu thông của dịch mật gây viêm cấp. Các triệu chứng của viêm cấp do sỏi mật gồm:

Đau dữ dội vùng hạ sườn phải, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, vàng da,…Nếu cơn đau kéo dài hơn vài giờ hoặc có xu hướng tăng nặng hơn tốt nhất nên sớm nhập viện để điều trị.

Sỏi mật thường gây đau vùng hạ sườn phải

Sỏi mật thường gây đau vùng hạ sườn phải

Chẩn đoán sỏi mật

Để chẩn đoán sỏi mật cần thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm:

- Siêu âm vùng bụng: đây là phương pháp đơn giản để phát hiện và chẩn đoán sỏi mật. Siêu âm cũng có thể giúp phát hiện được hình ảnh viêm túi mật cấp.

- Chụp CT scan bụng: giúp chụp ảnh vùng gan và bụng.

- Siêu âm phóng xạ: giúp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường mật do sỏi.

- Xét nghiệm máu giúp xác định lượng bilirubin trong máu, đánh giá chức năng gan.

- Nội soi mật tụy ngược dòng – ERCP với máy ảnh và tia X giúp phát hiện sỏi đường mật.

Phương pháp điều trị sỏi mật

Điều trị sỏi mật bằng phương pháp tây y

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có các phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp như điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

- Nếu sỏi mật đã bắt đầu gây ra các triệu chứng như đau, sốt, vàng da hoặc các triệu chứng sẽ tiếp tục và có thể trở nên tồi tệ hơn, với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn như tắc mật,  viêm tụy thì cần phẫu thuật hoặc can thiệp loại sỏi bằng phẫu thuật mổ nội soi, mổ hở hoặc nội soi mật tụy ngược dòng – ERCP.

- Nếu bạn đã được chẩn đoán bị sỏi mật và không gây ra bất kỳ vấn đề hay triệu chứng nào thì không cần phẫu thuật. Trong những trường hợp này, người ta ước tính rằng những rủi ro rất nhỏ của phẫu thuật lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào khi để vậy và không can thiệp gì. Vì vậy phẫu thuật không được khuyến cáo trong những trường hợp sỏi mật không có triệu chứng. Ngoài ra, có một số loại thuốc có thể làm tan được sỏi như thuốc có bản chất là acid mật. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có tác dụng rất hạn chế nên thường ít được sử dụng trong điều trị sỏi mật.

Điều trị sỏi mật bằng phương pháp đông y

Khác với phương pháp tây y chỉ tác động lên phần ngọn của vấn đề mà không tác động vào nguyên nhân hình thành sỏi mật – một trong số đó là yếu tố cơ địa nên sỏi mật vẫn có thể tái phát dù đã điều trị nhiều lần. Khắc phục được những nhược điểm đó, giải pháp trị sỏi mật từ đông y như Tpcn Kim Đởm Khang cho tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, ngay cả yếu tố cơ địa tạo sỏi bởi thế giúp giảm triệu chứng do sỏi, giảm kích thước sỏi, ngăn ngừa nguy cơ sỏi tái phát. Sự ra đời của giải pháp toàn diện này thực sự là một lựa chọn phù hợp với nhiều người bệnh sỏi mật.

Điều trị sỏi mật khác gì với điều trị sỏi thận

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có áp dụng không? Đây là một câu hỏi phổ biến và rất tiếc là câu trả lời là rất ít trường hợp áp dụng phương pháp này trong điều trị sỏi mật như sỏi thận. tán sỏi ngoài cơ thể  liên quan đến dùng sóng siêu âm phá vỡ và phân mảnh sỏi thận, sau đó các mảnh nhỏ của sỏi sẽ được đào thải cùng với nước tiểu. Tuy nhiên, phương pháp này gần như không thể áp dụng với sỏi mật vì gần túi mật vì có quá nhiều cấu trúc giải phẫu rất quan trọng như các mạch máu có thể bị tổn thương. Ngoài ra, các mảnh vỡ của sỏi mật sẽ có nhiều khả năng lọt vào ống mật, gây tắc nghẽn dịch mật và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như vàng da, viêm tụy,…

-Thuốc điều trị sỏi mật và sỏi thận cũng có sự khác nhau. Do sỏi mật hình thành trên đường tiêu hóa, liên quan tới sự mất cân bằng thành phần dịch mật, rối loạn chức năng gan; còn sỏi thận hình thành trên đường tiết niệu, do rối loạn chức năng thận hoặc đường tiểu. Vì vậy, thuốc điều trị sỏi mật và sỏi thận cũng có sự khác nhau nhất định.

Điều trị bệnh hiệu quả trước tiên phải hiểu rõ về bệnh và sỏi mật cũng như thế. Hiểu rõ sỏi mật là gì, các phương pháp điều trị sỏi mật giúp bạn thay đổi những thói quen xấu, hình thành những thói quen tốt, để phòng tránh biến chứng do sỏi gây ra và có phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp, hiệu quả.

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Tham khảo: https://www.healthline.com/health/gallstones#diagnosis7