Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thường được thực hiện trong điều trị thủng thành dạ dày nặng và ung thư dạ dày. Các nhà khoa học nhận thấy, ở những người sau khi cắt dạ dày triệt để có tỉ lệ mắc sỏi mật cao hơn những người bình thường.
Nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa sỏi mật và cắt bỏ dạ dày của hai nhà khoa học Majoor và Suren, được đăng tải trên tạp chí y khoa Anh vào năm 1947. Họ cho rằng, cắt bỏ dạ dày làm thay đổi dòng chảy của dịch mật xuống tá tràng, dẫn đến thay đổi áp lực trong đường mật, tạo điều kiện kết tủa cholestrol và hình thành sỏi mật.
Cắt bỏ dạ dày làm thay đổi dòng chảy của dịch mật xuống tá tràng gây sỏi mật
Đến năm 1991, một nghiên cứu khác thực hiện bởi giáo sư Kazutomo Inoue trên 48 bệnh nhân ung thư dạ dày đã được cắt dạ dày triệt để và hoàn toàn không có bất thường về gan mật. Quan sát và theo dõi qua siêu âm trong hai năm cho thấy 80% bệnh nhân có sự hình thành sỏi mật bùn và sỏi cứng trong túi mật. Theo Kazutomo Inoue, quá trình nhịn đói trước và sau phẫu thuật làm ứ đọng dịch mật; sự nhiễm trùng và chế độ ăn uống giàu chất béo sau phẫu thuật; cùng sự giảm mạnh chức năng co bóp của túi mật do ảnh hưởng tới dây thần kinh phế vị sau khi cắt dạ dày, chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành và phát triển sỏi mật. Phát hiện mới mẻ này đã được đăng tải trên tạp chí phẫu thuật Annals. Tuy nhiên tất cả các giả thuyết này vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tiêu hóa quốc tế năm 2010 đã hé mở về vấn đề này.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Niu từ Bệnh viện Trung Sơn - Đại học Fudan, Trung Quốc đã tiến hành theo dõi 206 bệnh nhân bị cắt dạ dày triệt để do ung thư trong vòng 2 năm. Các tiêu chí lựa chọn bao gồm: độ tuổi dưới 60, đã được sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày; vận động của túi mật bình thường; không có sỏi mật và các bệnh gan mật khác, không có rối loạn chuyển hóa và rối loạn chức năng các cơ quan quan trọng. Và yếu tố được quan sát ở đây là kiểu gen Apolipoprotein B (ApoB ) – một loại lipoprotein quan trọng trong chuyển hóa lipid, trong đó có triglycerid và LDL-c.
Nghiên cứu của giáo sư Niu từ Bệnh viện Trung Sơn - Đại học Fudan, Trung Quốc được công bố trên tạp chí Tiêu hóa quốc tế năm 2010 đã hé mở về vấn đề này.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 206 bệnh nhân bị cắt dạ dày triệt để do ung thư trong vòng 2 năm. Các tiêu chí lựa chọn bao gồm: độ tuổi dưới 60, đã được sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày; vận động của túi mật bình thường; không có sỏi mật và các bệnh gan mật khác, không có rối loạn chuyển hóa và rối loạn chức năng các cơ quan quan trọng. Và yếu tố được quan sát ở đây là kiểu gen Apolipoprotein B (ApoB ) – một loại lipoprotein quan trọng trong chuyển hóa lipid, trong đó có triglycerid và LDL-c.
Sau ít nhất 2 năm theo dõi, họ nhận thấy rằng tỷ lệ mắc sỏi mật sau cắt dạ dày cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân mang trạng thái gene trội của gen ApoB (người có nồng độ triglycerid và LDL-ccao).
Kết quả này chứng minh rằng, trạng thái gene của gen ApoB có thể ảnh hưởng đến nồng độ triglycerid và LDL-c, dẫn đến bão hòa chất béo, làm tăng cholesterol mật, thúc đẩy sự hình thành sỏi mật sau khi cắt dạ dày.
Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả tin rằng bên cạnh các rối loạn vận động của túi mật, trạng thái gene của gen ApoB cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của sự hình thành sỏi mật sau khi cắt bỏ dạ dày.
Tất cả các nghiên cứu trên tuy diễn ra vào các khoảng thời gian khác nhau, nhưng đều đưa ra được cách giải thích thú vị và hợp lý về nguyên nhân hình thành sỏi mật sau khi cắt bỏ dạ dày, đồng thời cung cấp cơ sở để sàng lọc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi mật ở những bệnh nhân đã cắt dạ dày triệt để, góp phần ngăn chặn sự hình thành sỏi mật sau phẫu thuật.
DS Lê Giang
Theo www.sciencedaily.com