Có nhiều bệnh lý ở hệ thống gan mật nhưng sỏi mật là bệnh hay gặp nhất. Sỏi mật là những “viên sỏi” xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, ống mật chủ, đường mật trong gan và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Những câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi mật dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Đáp: Sỏi mật là một khối rắn chắc được kết tụ bởi các thành phần có trong dịch mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Nguyên nhân sinh sỏi mật gồm:
- Gia tăng số lượng cholesterol, giảm số lượng muối mật trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Điều này thường gặp ở người béo phì, thừa cân, thường ăn đồ mỡ, chiên xào nhiều.
- Sự giảm co bóp túi mật gây ứ đọng mật, thường gặp ở phụ nữ mang thai, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.
- Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Ngoài ra, những trường hợp mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật. Điển hình nhất là những người bị giun chui ống mật, sán lá gan…
Đáp: Sỏi mật có kích thước rất khác nhau, có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như quả bóng golf. Màu sắc của sỏi mật phụ thuộc vào thành phần cấu thành nên sỏi như cholesterol, bilirubin, muối mật,...
Như vậy, sỏi sắc tố mật thường có màu nâu đen hoặc xanh đen là do thành phần bilirubin trong dịch mật. Ngoài ra, sỏi mật còn có thể chứa các thành phần khác như muối canxi phosphat, cacbonat và các anion khác.
Dựa theo vị trí, sỏi mật được phân loại thành sỏi túi mật, sỏi đường mật (sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan) hoặc theo thành phần cấu tạo sỏi mật được phân chia thành: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố (sỏi bilirubin) hoặc sỏi hỗn hợp.
Sỏi mật có thể nằm ở: túi mật, ống mật chủ, đường mật trong gan
Đáp: Sỏi mật có thể không nguy hiểm, không gây triệu chứng, biến chứng gì nhưng cũng có thể gây nên nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như:
• Viêm túi mật
• Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ
• Viêm tụy khi sỏi lọt vào ngã ba mật tụy
Ung thư túi mật cũng là một biến chứng khác của sỏi mật, mặc dù trường hợp này khá hiếm gặp.
Đáp: Khoảng 80% trường hợp mắc sỏi mật không có triệu chứng (sỏi im lặng). Nhưng nếu sỏi bị kẹt lại trong đường dẫn mật hoặc gây viêm túi mật người bệnh có thể cảm thấy đau và khó chịu, thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Các triệu chứng của bệnh sỏi mật gồm:
• Đau đột ngột và tăng lên nhanh chóng ở phần trên bên phải của bụng. Đau có thể lan ra giữa bụng, ngay dưới xương ức và có thể bị nhầm lẫn với đau dạ dày.
• Đau lan ra sau lưng, giữa 2 vai
• Đau ở vùng vai phải
• Buồn nôn hoặc nôn ói
Đặc biệt, nếu có một trong số các triệu chứng dưới đây, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay bởi đấy có thể là dấu hiệu sỏi mật gây viêm cấp:
• Sốt cao kèm theo ớn lạnh
• Vàng da và vàng mắt
• Đau bụng dữ dội khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc không thể tìm được một vị trí thoải mái.
Sỏi mật thường gây đau bụng vùng hạ sườn phải
Đáp: Có thể có sự liên kết giữa yếu tố di truyền với sỏi mật vì tiền sử gia đình có người mắc sỏi mật có thể đóng vai trò làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ khác của sỏi mật như giới tính (phụ nữ), chủng tộc, tuổi tác (> 40 tuổi), thói quen ăn uống, sinh hoạt và các bệnh mắc kèm như: béo phì, tiểu đường, bệnh gan, rối loạn mỡ máu,...
Đáp: Các bác sĩ sẽ thực hiện bất kỳ một trong năm phương pháp chẩn đoán dưới đây để xác định xem bệnh nhân có mắc sỏi mật hay không:
• Siêu âm là phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất được sử dụng để chẩn đoán sỏi mật. Đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến trên lâm sàng.
• Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI): thường được sử dụng ở những trường hợp mắc sỏi mật nhưng khó chẩn đoán.
• Cholescintigraphy (HIDA scan) thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý về đường mật, tắc nghẽn đường mật (do khối u hoặc do sỏi), bệnh túi mật,...
• Nội soi đường mật tụy ngược (endoscopic retrograde cholangiopancreatography – ERCP) được sử dụng để chẩn đoán một số trường hợp mắc sỏi đường mật.
Ngoài các phương pháp trên, các bác sĩ cũng có thể đề nghị làm thêm xét nghiệm kiểm tra các chỉ số huyết học để phát hiện nhiễm trùng hoặc viêm ở đường mật, túi mật, tụy hay gan.
Đáp: Một số sỏi mật không cần điều trị y tế bởi vì chúng không gây triệu chứng. Nhưng nếu sỏi đã gây triệu chứng thì cần điều trị kịp thời để tránh nguy cơ sỏi gây biến chứng. Tùy thuộc vào vị trí sỏi, kích thước sỏi và các tình trạng cụ thể của người bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp được áp dụng gồm:
Điều trị nội khoa: Dùng thuốc tan sỏi với bản chất là các acid mật thường được áp dụng trong trường hợp sỏi cholesterol, kích thước nhỏ hơn 2 cm. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không cao và thời gian sử dụng kéo dài ít nhất từ 6 tháng – 2 năm nên ít được sử dụng trên lâm sàng).
Điều trị ngoại khoa:
- Phẫu thuật cắt túi mật nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.
- Phẫu thuật cắt túi mật bằng mổ mở: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.
- Lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng, cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng siêu âm, áp dụng với sỏi to.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sỏi mật. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hãy để lại bình luận ngay bên dưới.
---------------------------------------------------
Có thể bạn quan tâm:
Chia sẻ bí quyết loại sỏi mật không phẫu thuật:
Chia sẻ kinh nghiệm trị sỏi mật hiệu quả
Tham khảo: https://articles.mercola.com/gallstones/faq.aspx