Sỏi mật và các bệnh đường mật thường gặp

Túi mật là cơ quan hình quả lê nằm dưới gan, có nhiệm vụ lưu trữ và điều tiết dịch mật do gan sản xuất ra, phục vụ cho quá trình tiêu hóa chất béo, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu tại ruột non. Khi có bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật, làm giảm khả năng co bóp, cô đặc và tống xuất dịch mật, hay thay đổi chất lượng dịch mật đều có thể gây ra bệnh túi mật.

Hầu hết các bệnh túi mật đều bắt nguồn từ tình trạng viêm, kích ứng thành túi mật gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng, đặc biệt là sỏi mật. Các bệnh đường mật khác như sỏi mật ruột, xơ viêm đường mật, polyp túi mật, viêm túi mật cấp không do sỏi và ung thư túi mật... cũng gây ra không ít hệ lụy cho người bệnh.

Các bệnh túi mật, đường mật thường gặp

Sỏi túi mật

Dịch mật là một hỗn hợp nhiều thành phần ở tỷ lệ nhất định, trong đó 97% là nước, 3% còn lại là muối mật, bilirubin, chất béo (cholesterol, acid béo, lecithin) và một phần rất nhỏ các muối vô cơ. Khi các thành phần trong dịch mật bị mất cân bằng, điển hình là sự tăng nồng độ cholestrol, gây hình thành các hạt rắn chắc trong túi mật, được gọi là sỏi mật. Sỏi có thể gây cản trở co bóp của túi mật, ngăn chặn lưu thông dịch mật xuống ruột, dễ gây ra các biến chứng như tắc mật, viêm gan, viêm tụy cấp hay hoại tử túi mật.

Sỏi mật là bệnh lý đường mật thường gặp nhất

Sỏi mật ban đầu chỉ nhỏ như hạt cát, nhưng lâu dần do ứ mật, sỏi to dần lên, có thể đạt tới kích thước của một quả bóng golf. Ở hầu hết các trường hợp, khi kích thước sỏi còn bé, bệnh sỏi mật có thể không gây ra biểu hiện gì. Tuy nhiên ở một số người đã có biểu hiện đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn, thậm chí có thể nặng hơn là các cơn đau quặn gan, quặn mật, vàng da, tắc mật, sốt, viêm. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nhiều so với nam giới. Trung bình phụ nữ từ độ tuổi 20 đến 60 có tỷ lệ mắc sỏi mật cao hơn nam giới 3 lần. Ngoài ra hormone sinh dục nữ estrogen có thể làm tăng nồng độ cholesterol, giảm lưu thông dịch mật. Do đó, phụ nữ có thai, những người dùng thuốc tránh thai hay đang trong quá trình trị liệu hormone có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật bao gồm: thừa cân béo phì; mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa; có chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol, trên 60 tuổi hoặc người có tiền sử gia đình bị sỏi mật.

Xem thêm: Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, viêm đường mật, dự phòng tái phát sỏi sau điều trị.

Rối loạn vận động đường mật

Là sự suy giảm chức năng túi mật nhưng không có sự xuất hiện của sỏi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự viêm mạn tính, các vấn đề về cơ trơn của túi mật hoặc do suy giảm chức năng tuyến giáp (nhược giáp). Rối loạn hoạt động của cơ vòng Oddi (van cơ điều khiển lưu lượng dịch mật và dịch tuỵ vào tá tràng) cũng là một yếu tố phổ biến dẫn tới rối loạn vận động đường mật. Ngoài vai trò kiểm soát bài tiết dịch tiêu hoá vào ruột, van cơ này còn giữ cho ống mật và ống tụy đóng kín, tránh trào ngược dịch ruột vào trong. Khi van này co bóp bất thường hoặc bị sẹo, sự bài tiết dịch mật có thể bị cản trở gây ứ mật, giãn túi mật hay hình thành sỏi mật do tăng lắng đọng cholesterol trong túi mật. Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, đau bụng trên bên phải, lan toả vào vai. Cắt túi mật nội soi có thể là lựa chọn điều trị cho tình trạng này, tuy nhiên tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau phẫu thuật không cao như với bệnh sỏi mật.

Viêm túi mật

Là bệnh túi mật phổ biến nhất, có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm túi mật cấp tính thường bắt nguồn từ sỏi mật, chiếm tới 90% các trường hợp, 10% còn lại có thể do các nguyên nhân như u túi mật hoặc bệnh lý khác. Triệu chứng điển hình của viêm túi mật cấp tính bao gồm: đau quặn phía trên bên phải hoặc phần giữa bụng, có thể lan ra vai phải, cơn đau có thể đến ngay sau bữa ăn. Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, vàng da, phân có màu khác nhau. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sỏi mật ruột, suy tuần hoàn, chảy máu tạng, viêm phúc mạc... và có đặc điểm là rất hay tái phát, gây viêm túi mật mạn tính. Lúc này, túi mật bị tổn thương do các đợt viêm cấp tính sẽ co lại và mất chức năng lưu trữ và giải phóng mật. Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ túi mật để hạn chế nguy cơ túi mật sứ hoặc ung thư túi mật sau này.

Ung thư túi mật

Là dạng bệnh tương đối hiếm gặp của túi mật. Việc chẩn đoán ung thư túi mật rất khó khăn do nó không có dấu hiệu cảnh báo trước, đôi khi nó bao gồm cả triệu chứng của các bệnh túi mật khác và được tình cờ phát hiện khi cắt túi mật hoặc làm các thủ thuật vùng bụng. Nếu không được điều trị, tế bào ung thư có thể di căn đến đường dẫn mật và cơ quan lân cận trong ổ bụng.

Polyp túi mật

Polyp túi mật là phần phát triển lồi lên trong lòng túi mật do tổn thương niêm mạc túi mật hoặc hậu quả của sự tăng trưởng bất thường trên túi mật. Hầu hết polyp túi mật là kết quả của sự tích tụ cholesterol, chúng thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Khi ở kích thước bé, polyp túi mật không gây ra triệu chứng gì thì không cần điều trị. Mọi người không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp túi mật, nhưng cũng không được chủ quan, vì nếu kích thước polyp tăng nhanh bất thường hoặc trên 10 mm, bác sĩ sẽ có chỉ định cắt bỏ túi mật. Do đó, tốt nhất nên theo dõi bằng cách siêu âm định kỳ sáu tháng. Đôi khi polyp có thể gây cản trở hoạt động của túi mật khiến người bệnh gặp phải triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu; trong trường hợp này, họ có thể tìm giải pháp từ một số thảo dược thiên nhiên giúp lợi mật, tăng vận động đường mật.

Sỏi ống mật

Sỏi mật có thể nằm ở cổ túi mật hoặc ống mật chủ làm cho dịch mật lưu lại lâu hơn trong túi mật, niêm mạc túi mật tiếp xúc lâu hơn với hóa chất hoặc độc tố trong dịch mật, do đó gây viêm, sưng túi mật, ống mật. Cùng với đó là sự tắc nghẽn đường mật tại đường dẫn mật trong gan, nếu kéo dài có thể gây viêm gan, xơ gan. Sỏi ống mật chủ gây ra các cơn đau quặn ở vùng hạ sườn phải kèm theo cơn sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn.

Sỏi ống mật chủ

Xơ viêm đường mật

Là tình trạng viêm, sẹo, hoặc tổn thương ống dẫn mật do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể dẫn tới thiếu hụt các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), do việc tiêu hoá chất béo nhờ dịch mật bị ảnh hưởng, nhiễm khuẩn đường mật, xơ gan, trầm trọng hơn có thể gây suy gan hoặc ung thư đường mật. Các triệu chứng của bệnh bao gồm gan hoặc lá lách lớn, giảm cảm giác thèm ăn và sụt cân. Xơ viêm đường mật chủ yếu được điều trị nội khoa, với việc dùng thuốc làm tăng lưu lượng dịch mật. Ngoài ra tuỳ vào biến chứng gặp phải mà người bệnh sẽ có chỉ định phù hợp như bổ sung lượng vitamin bị thiếu, dùng kháng sinh trong trường hợp đường mật nhiễm khuẩn. Chế độ ăn lành mạnh, hạn chế uống rượu cũng là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Hoại tử túi mật

Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn, chấn thương, bệnh tiểu đường, phẫu thuật vùng bụng, hoặc các bệnh làm giảm lượng máu đến túi mật có thể khiến túi mật ngừng hoạt động và hoại tử do lưu lượng máu không đủ.

Các triệu chứng báo hiệu túi mật hoại tử bao gồm đau quặn vùng túi mật, sốt, buồn nôn, đầy khí, lú lẫn, tụt huyết áp.

Áp xe túi mật

Là hậu quả của tình trạng viêm mủ ở một phần túi mật. Mủ là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu, tế bào chết và vi khuẩn trong túi mật. Vị trí đau thường xuất hiện ở vùng phía trên bên phải của bụng.

Tpcn KiM ĐỞM KHANG - Giáp pháp hiệu quả cho bệnh đường đường mật

TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đường mật

Chẩn đoán bệnh túi mật như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh túi mật, người bệnh cần được khám vùng bụng, kiểm tra vị trí xuất hiện các cơn đau, thời gian, tần suất và mức độ đau. Đồng thời sẽ được sử dụng thêm một số thử nghiệm sau đây:

Khám thực thể và phát hiện dấu hiệu bệnh đường mật

Trong quá trình khám bụng, bác sĩ có thể phát hiện ra dấu hiệu Murphy (nghiệm pháp ấn vào vị trí túi mật trong lúc người bệnh hít thở sâu, nếu đau sẽ phải dừng thở lại đột ngột) giúp chẩn đoán sơ bộ bệnh túi mật. Bên cạnh đó, có thể căn cứ vào một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh đường mật, túi mật  như:

- Đau bụng: Ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo mức độ tổn thương của túi mật. Đau thường tăng lên sau khi ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói, tuy nhiên cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.

- Rối loạn tiêu hóa: Bệnh lý đường mật, túi mật có thể gây cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ, nặng hơn là buồn nôn và nôn, đi lỏng. Các triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa. - Vàng da: Xảy ra ở trường hợp tắc mật do sỏi, mật kẹt ở ống mật chủ hoặc đường dẫn mật trong gan, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật... Dấu hiện sớm của tắc mật là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng, sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da.

- Sốt: Xảy ra khi hệ thống đường mật bị nhiễm trùng do sỏi mật, ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra.

Xét nghiệm máu

Được thực hiện để xác định nếu có tình trạng viêm, chức năng gan có bị ảnh hưởng hay không, giúp chẩn đoán và đánh giá bệnh viêm túi mật và xơ viêm đường mật.

Siêu âm ổ bụng

Đây là phương pháp chính trong chẩn đoán và đánh giá bệnh lý đường mật, các vấn đề của túi mật như sỏi mật, thành túi mật dày, vôi hóa thành túi mật, polyp túi mật...

X – Quang

X-quang bụng có thể phát hiện được sỏi trong túi mật, đường mật và chẩn đoán sơ bộ tình trạng viêm túi mật.

X-quang ống mật giúp chẩn đoán chính xác nếu có tình trạng tắc ống mật.

Điều trị và phòng ngừa bệnh đường mật như thế nào?

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp viêm túi mật không do sỏi, kèm theo biểu hiện đau, sốt, người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo đợt. Nếu viêm tái đi tái lại nhiều lần, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật sẽ được áp dụng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được áp dụng trong một số trường hợp như sỏi lớn gây tắc mật hoặc viêm, sốt thường xuyên, polyp túi mật có kích thước trên 10mm hoặc tăng trưởng bất thường, ung thư túi mật... Phẫu thuật có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như mở ổ bụng, mổ nội soi, nội soi mật tụy ngược dòng...

Xem thêm: Kết qủa nghiên cứu TPCN Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật, viêm đường mật và dự phòng tái phát.

Phòng ngừa bệnh túi mật

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ các bệnh đường mật. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y khoa Đại học Maryland, những người tiêu thụ thực phẩm giàu omega 3;6;9 hay trái cây hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm được đáng kể nguy cơ của bệnh sỏi mật. Ngược lại, những người thích đồ ngọt và có thói quen tiêu thụ nhiều đường, sẽ tăng nguy cơ bệnh túi mật.

Đối với những người đang chung sống với bệnh đường mật, một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, hạn chế các chất béo bão hoà và cholesterol (đồ chiên xào, bánh ngọt, phô mai, thịt đỏ…) sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Tập thể dục cũng rất hữu hiệu trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh đường mật. Nghiên cứu cho thấy vận động thể lực khoảng 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc sỏi mật. Thời gian tập luyện trung bình 2 đến 3 giờ/tuần đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sỏi mật ở nữ giới tới 30%. Bạn có thể chọn vận động thể lực bằng cách đi bộ, đạp xe, chạy, bơi, tennis… nhưng điều quan trọng nhất là phải duy trì tập thể dục thường xuyên và lâu dài mới có thể đạt được tác dụng.

Bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các loại thảo dược có công dụng lợi mật, tăng vận động đường mật, chống viêm như  Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Kim tiền thảoChỉ xác... để giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do sỏi gây ra, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý đường mật khác.

Xem thêm: 

8 Thảo dược quý - “khắc tinh” của sỏi mật mà bạn nên biết

Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Nguồn tham khảo: http://www.healthline.com/ http://emedicine.medscape.com/ http://patients.gi.org/