Sỏi sắc tố mật - Nguyên nhân hình thành và yếu tố nguy cơ

Sỏi sắc tố mật thường nhỏ, có màu nâu hoặc đen. Chúng có thể có kích thước từ rất nhỏ, đến rất lớn như một quả bóng golf. Hiểu về nguyên nhân hình thành sỏi sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Sỏi sắc tố mật hình thành như thế nào?

soi-matSắc tố mật là một sản phẩm phân hủy của hemoglobin (chất sắc tố của tế bào hồng cầu). Khi các tế bào hồng cầu già và chết đi, hemoglobin sẽ chuyển hóa thành bilirubin (sắc tố mật) và phân tán vào máu. Bilirubin sẽ được loại bỏ ra khỏi máu nhờ gan, sau đó gan sẽ chuyển hóa và tiết bilirubin vào trong dịch mật. Nồng độ bilirubin trong dịch mật cao là nguyên nhân hình thành nên 2 loại sỏi sắc tố: đen và nâu.

- Sỏi sắc tố đen: Hình thành do lượng bilirubin trong dịch mật quá lớn, và kết hợp với các thành phần khác trong mật, như canxi, tạo thành nhân sắc tố. Nhân sắc tố hòa tan kém và dính lại với nhau, hình thành các hạt, tiếp tục phát triển về kích thước và cuối cùng tạo ra sỏi mật. Sỏi có màu đen nên được gọi là sỏi sắc tố đen, có đặc điểm là rất cứng.

- Sỏi sắc tố nâu: gây ra bởi sử nhiễm khuẩn trong dịch mật (vi khuẩn hoặc ký sinh trùng từ đường ruột đi lên), tạo nhân sỏi. Chất béo trong dịch mật là cholesterol và axit béo từ lecithin, cùng can xi có cơ hội bám dính vào nhân sỏi và phát triển lớn dần, hình thành nên sỏi mật. Loại sỏi này có màu nâu nên được gọi là sỏi sắc tố nâu, nó cũng mềm hơn so với sỏi sắc tố đen.

• Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Tpbvsk Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật, sỏi sắc tố mật, sỏi cholesterol, sỏi hỗn hợp và những biến chứng do sỏi gây ra: đau, sốt, vàng da, đầy trướng, chậm tiêu...

Xem thêm: 

Cách chữa sỏi mật theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả nhất

Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật

Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi sắc tố mật

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sự hình thành của sỏi sắc tố mật. Dưới đây là những yếu tố điển hình:

Bệnh thiếu máu

- Thiếu máu tán huyết

soi-matLà bệnh lý đặc trưng bởi sự thiếu hụt của các tế bào hồng cầu, do có một số lượng lớn tế bào hồng cầu bị phá hủy bởi cấu trúc bất thường hoặc thiếu những chất dinh dưỡng nhất định. Khi đó, chúng sẽ phân hủy thành bilirubin (màu vàng của dịch mật), tạo điều kiện phát triển sỏi sắc tố.

- Bệnh hồng cầu hình liềm

Là một bệnh lý di truyền, làm biến dạng các tế bào hồng cầu, khiến chúng trở nên có hình dạng như một cái lưỡi liềm. Những tế bào này có thể dễ dàng bị phá vỡ khi di chuyển qua các mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Khi bị phá hủy, chúng giải phóng một lượng lớn bilirubin, tích tụ ở trong dịch mật và hình thành nên sỏi sắc tố.

Nhiễm khuẩn Escherichia Coli

Khi ăn các thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, người bệnh sẽ vô tình nhiễm khuẩn Escherichia coli (E. coli), thường gây ra ngộ độc thực phẩm. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân bị sỏi sắc tố có nồng độ lớn vi khuẩn E. coli trong dịch mật. Ăn uống vệ sinh để tránh nhiễm E. coli giúp giảm nguy cơ bị sỏi sắc tố mật.

Nhiễm giun sán

Các loại giun tròn, chẳng hạn như giun đũa Ascaris, là một nguyên nhân phổ biến gây nên sỏi sắc tố mật. Khi giun xâm nhập vào ống mật, sẽ để lại xác hoặc trứng giun, làm "nhân" cho sắc tố mật và canxin bám vào tạo sỏi. Có đến hơn 70% người bệnh sỏi sắc tố mật có trứng giun hoặc xác giun trong sỏi.

Mặt khác, giun còn làm tăng áp lực trong đường mật, gây ra những vết xước, loét, làm chít hẹp ở các nhánh mật phân thùy gan, làm giãn đường dẫn mật ngoài gan, tạo điều kiện để sỏi mật hình thành và phát triển sau này.

Xơ gan

Là sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo dẫn đến mất hoặc suy giảm chức năng gan, khiến cho gan sản xuất ra một lượng lớn bilirubin, làm mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật và tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.

Xem thêm:   

Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả

Nguyễn Thị Mai
Trích nguồn: http://www.livestrong.com

 

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật