Hội chứng Mirizzi là một biến chứng của sỏi túi mật, xảy ra do một viên sỏi lớn hoặc nhiều viên sỏi nhỏ nằm chắn ở ống túi hoặc cổ túi mật làm chèn ép các ống mật lân cận dẫn đến tắc nghẽn hoàn hoàn hoặc một phần của ống gan chung.
Vào năm 1905, Kehr là người đầu tiên báo cáo về tình trạng chèn ép đường mật do sỏi kẹt ở ống túi mật. Tuy nhiên, hội chứng này đã được đặt tên theo nhà phẫu thuật người Argentina Pablo Mirizzi, người đã mô tả về sự tắc nghẽn của ống gan chung do sỏi túi mật và viêm túi mật vào năm 1948.
Hội chứng Mirizzi có các triệu chứng điển hình của các bệnh đường mật:
- Vàng da tắc mật triệu chứng đặc trưng của hội chứng Mirizzi, thường kèm theo sốt và đau.
- Thường có viêm đường mật cấp tính.
- Bệnh nhân cũng có thể kèm theo viêm túi mật và viêm tụy với biểu hiện là những cơn đau quặn, cường độ mạnh.
Các xét nghiệm cận lâm sàng không có gì điển hình, thường thấy nhất là Bilirubin máu cao, tăng Phosphatase kiềm và men gan cũng hay gặp, tăng bạch cầu thường gặp khi có viêm túi mật cấp, viêm tụy, hoặc viêm đường mật.
Hội chứng Mirizzi trong bệnh sỏi mật
Xem thêm: Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật.
- Theo một thống kê từ 17.000 bệnh nhân được mổ mở do sỏi mật thì 219 bệnh nhân (1.3%) có hội chứng Mirizzi và/hoặc rò đường mật túi mật; Thực tế có thể tăng lên 2.7% đối với những cộng đồng có nguy cơ cao như thổ dân da đỏ.
- Theo những công bố gần đây, thống kê trên 13.023 ca mổ cắt túi mật nội soi thì 0.3% bệnh nhân có hội chứng Mirizzi và/hoặc rò đường mật túi mật.
- Khoảng 55 – 77% bệnh nhân được báo cáo là nữ giới, có thể phản ánh tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật ở giới nữ, điều này có thể liên quan đến vấn đề hormon và việc sử dụng thuốc tránh thai.
Hội chứng Mirizzi có thể được phân thành 4 loại như sau:
- Type I liên quan đến sỏi kẹt ở ống túi mật hoặc ở cổ túi mật.
- Type II đặc trưng bởi một đường rò của ống mật chủ.
- Type III được định nghĩa là sự hẹp ống gan do sỏi kẹt tại chỗ hợp lưu của ống gan chung và ống túi mật.
- Type IV đặc trưng là sự hẹp ống gan do biến chứng của viêm túi mật mà không có sỏi kẹt ở cổ túi mật hay ở ống túi mật.
Hội chứng Mirizzi có thể xảy ra do một viên sỏi lớn hoặc nhiều viên sỏi nhỏ kẹt ở túi Hartman (túi phồng lên nằm gần cổ của túi mật) hoặc kẹt ở ống túi mật. Sự tắc nghẽn ống túi mật mạn tính có thể gây viêm túi mật mạn tính và có thể gây giãn túi mật, dày thành túi mật và viêm.
Sự kẹt của một viên sỏi lớn (hoặc nhiều sỏi nhỏ) trong túi Hartman hoặc ống túi mật dẫn đến hội chứng Mirizzi qua 2 con đường:
(1) Viêm mạn tính và/ hoặc cấp tính dẫn đến sự co thắt của túi mật. Điều này dẫn đến hẹp ống gan chung thứ phát, và có thể gây viêm đường mật ở 1 đoạn và thúc đẩy quá trình viêm.
(2) Việc kẹt của một viên sỏi lớn dẫn đến rò túi mật đường mật và thứ phát gây hoại tử thành ống kế cận.
TPCN Kim Đởm Khang - giải pháp an toàn từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật, giúp giảm đau và dự phòng tái phát sỏi sau phẫu thuật. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 096.302.2986 - 096.232.6300 để được tư vấn chi tiết.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của hội chứng Mirizzi. Nếu ống mật chủ còn nguyên vẹn và không có viêm nhiễm xung quanh thì chọn phương pháp cắt túi mật. Trường hợp nghi ngờ có vấn đề ở ống mật chủ hoặc hội chứng Mirizzi ở các giai đoạn muộn hơn thì có thể dùng các cách như đặt ống Kehr, mở thông ống mật chủ - tá tràng, nối mật ruột... Một phương pháp mới là làm đông từng phần của túi mật trong cuộc phẫu thuật để loại trừ ung thư tế bào biểu mô.
Biến chứng phẫu thuật thường gặp là cắt nhầm ống gan chung do ống túi mật chạy song song với ống gan và thường phình to giống như ống gan nên dễ nhận diện nhầm. Biến chứng này gia tăng đáng kể khi dùng phẫu thuật nội soi để điều trị hội chứng Mirizzi. Các biến chứng hậu phẫu khác gồm: rò mật, viêm phúc mạc mật, áp-xe dưới cơ hoành.
Hội chứng Mirizzi xảy ra do bệnh lý sỏi túi mật, vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là khám, phát hiện sớm và chủ động điều trị sỏi túi mật. Đối với mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Ở người có bệnh lý sỏi gan, sỏi mật thì bác sĩ và bệnh nhân cần quan tâm để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị tích cực để ngăn chặn hội chứng này.
Trích nguồn: http://surgerysearch.blogspot.com