Nữ giới có nguy cơ mắc sỏi mật cao gấp 2 đến 3 lần so với nam giới. Những đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ trên 40 tuổi, béo phì, sinh đẻ nhiều, đặc biệt là phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai.
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Một trong những nghiên cứu mới đây nhất đã được tiến hành trên 2,7 triệu phụ nữ, sử dụng thuốc tránh thai ít nhất là sáu tháng trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2009. Tổng cộng có 27.087 phụ nữ trong nhóm nghiên cứu phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật do sỏi.
Sử dụng thuốc tránh thai và nguy cơ sỏi mật
Dùng thuốc tránh thai cũng như liệu pháp thay thế hormone được biết là làm tăng nguy cơ của bệnh túi mật. Nghiên cứu mới này được thiết kế để xác định nguy cơ khác nhau dựa trên thành phần hóa học cấu tạo của thuốc. Tất cả các loại thuốc tránh thai hiện nay đều có chứa một dạng tổng hợp của estrogen (ethinyl estradiol) và một dạng tổng hợp của progesterone được gọi là progestin.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia và Đại học McGill đã kiểm tra bảy hình thức thuốc ngừa thai và thấy rằng việc sử dụng chúng làm tăng tương đối nguy cơ phát triển bệnh túi mật của phụ nữ từ 5-20%. Nhóm có nguy cơ cao nhất đã được nhận thấy ở thuốc tránh thai đường uống có chứa dạng tổng hợp gọi là progestin drospirenone.
Sỏi túi mật có thành phần cấu tạo chính là cholesterol. Bình thường cholesterol muốn hoà tan trong dịch mật phải nhờ có một lượng muối mật và lecithin nhất định. Bất kì lí do gì khiến dịch mật bị ứ trệ gì hoặc nồng độ cholesterol tăng cao, nồng độ muối mật và lecithin thấp, không đủ để hoà tan cholesterol, sẽ xảy ra hiện tượng "bão hoà cholesterol", cuối cùng dẫn đến cholesterol bị kết tụ lại và tạo nên sỏi.
Theo một nghiên cứu tại Đại học Michigan: "Phụ nữ thường xuyên dùng thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến sỏi mật hơn so với những người không dùng. Đặc biệt, nếu đã có sỏi mật, phụ nữ nên dừng ngay việc sử dụng thuốc tránh thai và lựa chọn một phương pháp ngừa thai khác”.
Theo Viện Y tế Quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, nguyên nhân có thể do: Thuốc tránh thai làm rối loạn chức năng gan, ảnh hưởng đến công năng bài tiết của dịch mật, làm gia tăng mức độ cholesterol trong mật, đồng thời làm giảm vận động túi mật, dẫn đến sự hình thành sỏi mật.
Cả estrogen và progesterone đều làm tăng nguy cơ sỏi mật. Estrogen làm tăng sản xuất cholesterol ở gan, và bài tiết vào dịch mật. Progesterone cản trở dòng chảy của mật, giảm lưu thông dịch mật dẫn đến ứ mật và tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Như vậy, việc uống thuốc tránh thai dài ngày có thể thúc đẩy hình thành sỏi mật. Nhiều thống kê cũng cho thấy, cả tỉ lệ phát sinh của bệnh sỏi mật và viêm túi mật của nhóm phụ nữ uống thuốc tránh thai đều cao so với nhóm phụ nữ dùng để đối chiếu.
Với những kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn thay vì sử dụng thuốc tránh thai để không trở thành nạn nhân của sỏi mật.
Nguyễn Thị Mai
Nguồn: http://www.theglobeandmail.com/
Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi đường mật...