Sỏi mật là một căn bệnh khá phổ biến và một trong những dấu hiệu điển hình của sỏi mật là đau hạ sườn phải và đặc biệt hay đau về ban đêm. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này, hãy cùng theo dõi câu trả lời từ chuyên gia.
Câu hỏi: Tôi năm nay 37 tuổi, có Sỏi túi mật 7 mm phát hiện cách đây 1 năm. Gần đây thường xuyên đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, đặc biệt hay đau về đêm sau bữa ăn. Vậy đây có phải là do sỏi mật không? Tại sao lại hay đau về đêm?
Có một tỷ lệ khoảng 1/3 bệnh nhân mắc sỏi mật sẽ xuất hiện những cơn đau bụng mật hoặc những biến chứng khác do sỏi mật. Và những biểu hiện mà bạn đang gặp phải chính là triệu chứng điển hình của sỏi mật.
Đau do sỏi mật thường xảy ra vào ban đêm hơn ban ngày. Do vào ban đêm, khi chúng ta nằm túi mật và ống mật sẽ cùng nằm ở một vị trí ngang bằng, vì thế khi túi mật co bóp sẽ tạo điều kiện cho sỏi mật lọt vào trong ống túi mật, gây đau và ứ tắc dịch mật.
Sỏi mật thường gây đau han sườn phải về đêm
Cơn đau do sỏi mật thường khởi phát đột ngột, tăng nặng lên nhanh chóng trong 10 – 15 phút tới một ngưỡng nhất định và cơn đau có thể kéo dài đến 3h đồng hồ. Vị trí đau thường ở vùng bụng trên, bên phải (đau vùng hạ sườn phải) hoặc đôi khi có thể lan sang trước (vùng thượng vị) hoặc lan ra sau lưng, sau vai. Ngoài đau, các triệu chứng khác như buồn nôn, vã mồ hôi, sốt nhẹ cũng khá thường gặp.
Nếu đau nhiều hơn 3 tiếng cho thấy dấu hiệu khởi phát của tình trạng viêm túi mật và đặc biệt nếu cơn đau dữ dội, kèm theo sốt người bệnh cần lưu ý nhập viện sớm để điều trị.
Như vậy, ở trường hợp của bạn nếu đau không quá trầm trọng, trước mắt bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản để giảm bớt cơn đau như chườm ấm vùng bụng, uống một chút nước ép hoa quả tươi, chanh – dầu oliu để làm dịu cơn đau; không nên ăn quá no vào buổi tối, sau khi ăn xong không nên nằm ngay,… Nếu đau trở nên trầm trọng hơn hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên nhập viện để điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- 9 cách làm giảm đau do sỏi mật
- Cách cắt cơn đau do sỏi túi mật tức thì và lâu dài
Tham khảo: https://www.medscape.com/viewarticle/410503_2