Những người sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid dài ngày có nguy cơ gặp phải các vấn đề về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật… cao gấp 2 lần so với bình thường.
Thiazid là loại thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến cho người bệnh tim mạch nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc này cũng chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề túi mật bắt buộc phải phẫu thuật ở phụ nữ như sỏi mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp…
Thông qua nhiều cơ chế khác nhau mà thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý túi mật trong và sau thời gian điều trị, đặc biệt là phụ nữ.
Nhóm nghiên cứu đến từ bệnh viện Huddinge, Stockholm, Thụy Điển quan sát thấy một tỷ lệ lớn người bệnh từng điều trị bằng các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid gặp phải bệnh túi mật có triệu chứng. Nguyên nhân có thể do các thiazid làm tăng độ bão hòa cholesterol – một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành sỏi mật.
Bên cạnh đó, các thiazid còn gây ra hiện tượng không dung nạp glucose, dẫn đến tình trạng giảm hoạt động túi mật, làm cho dịch mật ứ trệ và gây ra sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật cũng như viêm túi mật cấp tính không do sỏi.
Một nghiên cứu khác được công bố bởi Đại học Bern, Thụy Sĩ cho thấy việc sử dụng các thiazid ở liều cao làm tăng nồng độ triglycerid huyết tương và cholesterol xấu – LDL, trong khi không thay đổi nồng độ cholesterol tốt – LDL. Bởi vậy, các thiazid làm tăng khả năng mắc sỏi mật ở những người dùng thuốc này.
Thuốc lợi tiểu có thể là nguyên nhân gây sỏi mật
Không dừng lại ở đó, các thuốc lợi tiểu thiazid còn thường xuyên gây hạ kali và magie máu, gây thiếu hụt hai nguyên tố này - là một trong số những nguyên nhân gây ra các bệnh túi mật, trong đó có sỏi mật.
Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành xác định mối liên quan giữa việc sử dụng các thiazide và cắt bỏ túi mật. Nghiên cứu theo dõi trên 81351 phụ nữ Mỹ thuộc độ tuổi từ 30 đến 55 trong vòng 20 năm (từ năm 1980 đến năm 2000). Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả, cho thấy có khoảng 10,6% (8607 người) đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ túi mật trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu. Theo đó, nguy cơ phải cắt bỏ túi mật ở những người đã từng sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide cao gấp 1.16 lần, còn nguy cơ ở những người đang sử dụng cao gấp 1,39 lần so với người chưa bao giờ sử dụng thuốc này.
Một nghiên cứu quan sát khác được thực hiện tại Jämtland, Thụy Điển cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tỉ lệ nhập viện do viêm túi mật cấp tính ở những người đã từng sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid cao gấp 2,1 lần so với những người chưa từng sử dụng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác đang được tiến hành nhằm làm rõ hơn tình trạng viêm túi mật cấp tính do thuốc lợi tiểu thiazid trên người bệnh sỏi mật.
Tham khảo thêm bài viết: Bài thuốc quý giúp tiêu sỏi mật từ thảo dược tự nhiên
Đối với những bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim… thì việc sử dụng thuốc lợi tiểu là bắt buộc. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị đổi sang loại thuốc lợi tiểu nhóm khác như lợi tiểu quai, lợi tiểu giữ kali…để hạn chế nguy cơ mắc sỏi mật khi dùng lâu dài.
Nếu trong trường hợp không thể thay thế được thuốc lợi tiểu thiazid trong đơn điều trị, người bệnh nên phòng ngừa bệnh túi mật bằng cách thay đổi chế độ ăn uống khoa học: đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin, hạn chế dầu mỡ, luyện tập thể dục thường xuyên để loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác của bệnh sỏi mật như bệnh béo phì, hội chứng chuyển hoá…
Chế độ ăn giàu vitamin C, D, E là rất cần thiết để phòng ngừa bệnh túi mật
Bên cạnh đó, những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid có thể phòng bệnh túi mật bằng việc tận dụng các lợi thế từ đông dược. Bởi các thảo dược không chỉ tác động toàn diện trên hệ thống gan mật mà còn hướng tới cân bằng chức năng để cơ thể tự điều chỉnh các rối loạn. Trong đó có sự kết hợp Uất kim, Chi tử với Kim tiền thảo, Nhân trần bắc… từ xưa tới nay luôn là giải pháp hữu hiệu cho bệnh sỏi mật nói riêng và bệnh lý gan mật khác nói chung.
Nguồn tham khảo: http://archinte.jamanetwork.com/ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/