U cơ tuyến túi mật (Adenomyomatosis of the gallbladder) là bệnh lành tính chiếm khoảng 9% trong số các trường hợp cắt bỏ túi mật. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không rõ nguyên nhân của lớp niêm mạc và sự phì đại của lớp cơ, hình thành các túi lõm sâu vào trong lớp cơ dày được gọi là các xoang Rokitansky – Aschoff. Trong hầu hết các trường hợp bệnh không biểu hiện triệu chứng, người bệnh chỉ được phát hiện ngẫu nhiên sau khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm nhằm phát hiện sỏi túi mật.
U cơ tuyến túi mật tạo thành các túi lõm sâu vào trong lớp cơ dày của túi mật
Túi mật có hình dạng quả lê nằm dưới thùy phải của gan có tác dụng lưu trữ dịch mật, cấu tạo bởi nhiều lớp:
- Lớp niêm mạc nằm phía trong cùng, làm tăng diện tích bề mặt để hấp thụ nước, giúp cô đặc dịch mật. - Lớp dưới niêm mạc mỏng là các mô liên kết và mao mạch. - Lớp áo cơ chứa các mô cơ trơn có tác dụng co bóp để đẩy dịch mật đi vào ống mật chủ rồi đổ xuống ruột non. - Bao quanh lớp áo cơ là một lớp mỏng giúp củng cố và tăng cường thành túi mật. - Cuối cùng là lớp thanh mạc bao bọc ngoài túi mật, chúng làm cho bề ngoài của túi mật nhẵn và trơn.
Khi có một tác động nào đó làm tăng sinh lớp niêm mạc và lớp áo cơ, u tuyến túi mật sẽ được hình thành.
Không có một nguyên nhân rõ ràng nào làm phát sinh u cơ tuyến túi mật. Các bác sỹ thấy rằng bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên (40 – 60 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng dần theo tuổi tác và ít khi liên quan đến tốn thương túi mật bẩm sinh. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như viêm đường mật mạn tính, sỏi cholesterol túi mật, viêm tụy,… nguy cơ phát sinh u cơ tuyến túi mật sẽ cao hơn so với người bình thường.
TPCN Kim Đởm Khang là sản phẩm duy nhất từ 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả làm tan sỏi túi mật, giảm triệu chứng đau bụng, ngăn biến chứng và hạn chế nguy cơ phải cắt túi mật. Hãy liên hệ cho chuyên gia theo số hotline 096.302.2986 - 0962 326 300 để được tư vấn cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp bệnh u cơ tuyến túi mật không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh có thể gặp phải dấu hiệu đau vùng hạ sườn phải, nôn, buồn nôn, đầy trướng, khó tiêu… nhưng không vàng da. Sốt chỉ xuất hiện khi có viêm hoặc có sỏi đường mật.
Các triệu chứng đau không nặng mà thường dai dẳng, kéo dài có thể xuất hiện từ vài tháng thậm chí đến vài năm trước khi bệnh được chẩn đoán. Vị trí đau thường gặp ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
Trước đây người ta thường chẩn đoán u cơ tuyến túi mật bằng X – quang, tuy nhiên gần đây với sự ra đời của các kỹ thuật hiện đại hơn như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), CT – scan, …đã dần dần thay thế và đạt kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
- Siêu âm: tuy kết quả chẩn đoán chính xác qua siêu âm không cao nhưng lại được xem là bước đầu tiên giúp bác sỹ sơ bộ nhận định về hình dạng u cơ. Tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm bao gồm vách dày thành túi mật khu trú hoặc lan tỏa, có sự hiện diện của các xoang Rokitansky – Aschoff và có hình dạng bóng đuôi sao chổi.
- CT - scan: cho hình ảnh u cơ tuyến rõ ràng và tỷ lệ chính xác cao hơn siêu âm.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): là lựa chọn tốt nhất trong do tỷ lệ chính xác cao, xác định được rõ ràng hình dạng và vị trí u cơ tuyến túi mật.
Mặc dù chẩn đoán hình ảnh giúp nhận diện chính xác được u cơ tuyến túi mật, nhưng trong một số trường hợp làm sinh thiết là cần thiết để chẩn đoán phân biệt với ung thư túi mật.
Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình cùng u cơ tuyến túi mật mà không nhất thiết phải phẫu thuật, nếu u cơ tuyến túi mật được xác định là lành tính. Ngược lại, phẫu thuật là phương pháp tối ưu để điều trị bệnh này, nếu u cơ tuyến túi mật làm xuất hiện triệu chứng thường xuyên, gây viêm túi mật tái đi tái lại hoặc có nguy cơ cao phát triển thành ung thư túi mật. Bởi cho đến nay, không có bất kỳ một loại thuốc nào có thể làm tan được u cơ tuyến túi mật.
Sau cắt túi mật, người bệnh có thể được xem là khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, do dịch mật không còn chỗ chứa mà được đưa thẳng xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn nên có thể gặp phải một số rủi ro như đau do căng giãn đường mật, đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy… Cho nên, về lâu dài, vẫn cần có những giải pháp giúp cân bằng lại hoạt động của đường mật mới có thể làm giảm biến chứng sau cắt túi mật.
Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, sử dụng 8 thảo dược truyền thống gồm: Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá sẽ giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm, nhờ đó điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật, làm giảm đầy trướng, chậm tiêu... sau cắt túi mật.
Xem chia sẻ của người bệnh cách làm giảm di chứng sau cắt túi mật
Lê Hoa
Nguồn: http://radiopaedia.org http://pubs.rsna.org