Ung thư ống mật - Những điều cần biết, chẩn đoán và điều trị

Ung thư ống mật tuy hiếm gặp nhưng vẫn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nắm được những thông tin quan trọng trong bài viết này sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ung thư ống mật là bệnh lý gan mật hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Ung thư ống mật là bệnh lý gan mật hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Ung thư ống mật là gì?

Ung thư ống mật (hay ung thư đường mật) là bệnh hiếm gặp do các tế bào ống mật biến đổi bất thường thành khối u. Ống mật là ống dài nối túi mật, gan với ruột non, có nhiệm vụ dẫn mật sản xuất từ gan và lưu trữ trong túi mật đổ xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn. Bệnh chủ yếu gặp ở những người trên 65 tuổi.

Khối u đường mật có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Nếu ác tính chúng có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như ung thư đường mật di căn gan.

Các vị trí ung thư ống mật

Ung thư có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên ống mật. Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh thường được chia thành 2 loại chính: ung thư ống mật trong gan và ung thư đường ống mật ngoài gan (ung thư ống mật chủ).

Nguyên nhân gây ung thư ống mật

Trước đây, nguyên nhân gây ung thư ống dẫn mật trong gan thường được cho là do một loại ung thư khác di căn đến. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã làm sáng tỏ rằng sán lá gan mới là nguyên nhân chính gây ung thư đường ống mật. Sán lá gan rất phổ biến ở châu Á và Trung Đông nên ung thư ống mật phổ biến hơn ở những vùng này.

Ngoài ra, sỏi mật và tình trạng viêm ở đường tiêu hóa như bệnh tự miễn, viêm loét đại tràng, viêm đường mật (PSC), suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các ống dẫn mật gây ra sẹo làm tăng nguy cơ ung thư đường ống mật.

Phần lớn các trường hợp ung thư ống mật là do sán lá gan

Phần lớn các trường hợp ung thư ống mật là do sán lá gan

Dấu hiệu ung thư ống mật

Các dấu hiệu ung thư ống mật bao gồm vàng da, phân bạc màu, nước tiểu sậm màu và ngứa. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng không điển hình khác như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và sốt không rõ nguyên nhân.

TPBVSK Kim Đởm Khang giúp giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, vàng da, vàng mắt, phòng ngừa ung thư ống mật. Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0963.022.986 để biết thông tin chi tiết.

Chẩn đoán ung thư ống mật

Để chẩn đoán ung thư ống mật chính xác, bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả xét nghiệm sau:

- Siêu âm: Với một số trường hợp, chỉ cần siêu âm Doppler cũng chẩn đoán được ung thư đường ống mật. Sau đó, CT xoắn ốc (chụp cắt lớp) cần được thực hiện để đánh giá sâu hơn phạm vi ảnh hưởng và di căn của khối u.

- X quang đường mật xuyên gan dưới da (PTC): Nếu khối u ở chỗ phân nhánh hay bên trên gan và liên quan đến việc tăng bilirubin thì việc chẩn đoán nên được thực hiện bằng phương pháp X quang đường mật. Mục đích là để nhìn thấy giới hạn của chỗ hẹp và giải quyết tắc ống mật.

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Thích hợp với ung thư ở vị trí giữa hoặc dưới của ống mật. Có thể lấy mẫu khối u bằng nội soi qua hướng dẫn của CT hay siêu âm để sinh thiết.

- Chụp đường mật bằng cộng hưởng từ (MRC): Là một kỹ thuật mới, có khả năng quan sát đường mật mà không cần can thiệp. Kỹ thuật này hiện nay chưa được thực hiện nhiều nhưng khả năng cao trong tương lai sẽ trở thành một kiểm tra thường quy.

- Chụp X quang mạch: Cách chẩn đoán này không nên sử dụng cho những trường hợp chưa rõ bệnh có liên quan đến sự bất thường mạch máu hay không.

- Xét nghiệm chức năng gan (đặc biệt là phosphatase kiềm, bilirubin, chức năng đông máu, các marker ung thư như CEA, CA 19-9)

Ung thư đường mật có chữa được không?

Ung thư ống mật không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, mục đích điều trị chỉ là kiểm soát sự phát triển của khối ung thư và hậu quả tắc nghẽn đường mật do nó gây ra. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất được áp dụng trong điều trị ung thư ống dẫn mật:

- Phẫu thuật: Nếu thể trạng người bệnh cho phép thì việc phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp sẽ được lựa chọn. Trường hợp khối u quá lớn và đã lan rộng vào thời điểm chẩn đoán, người bệnh sẽ phải cắt bỏ toàn bộ gan và ghép gan.

- Hóa trị hoặc xạ trị: Có thể được chỉ định sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát tại đường mật. Tuy nhiên, đa phần các thuốc hóa trị được dùng trong điều trị ung thư đường ống mật chỉ đáp ứng tốt trong giai đoạn bệnh tiến triển. Ở giai đoạn muộn, phương pháp này mang tính tạm thời nhằm cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

- Liệu pháp quang động (photodynamic) bằng chiếu tia laser nội soi kết hợp với các thuốc hóa trị kích hoạt bằng ánh sáng (light-activated chemotherapy medications). Đây là cũng một chọn lựa cho những trường hợp tắc nghẽn đường mật để cải thiện tỉ lệ sống và chất lượng sống của người bệnh.

- Phương pháp đặt stent: Ở những người bệnh không thể cắt bỏ được khối u, điều trị nội soi kèm đặt giá đỡ (stent) có thể tạm thời giúp giảm tắc nghẽn đường mật và giảm vàng da.

Đặt stent có thể hỗ trợ giảm triệu chứng của ung thư ống mật

Ung thư đường mật sống được bao lâu?

Nếu ung thư được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ người bệnh sống được khoảng 5 năm sau khi phát hiện bệnh chiếm khoảng 30% đối với ung thư ống mật ngoài gan và 15% đối với ung thư ống mật trong gan.

Khi đã xuất hiện di căn (ung thư đã lan rộng đến một vị trí khác trong cơ thể) thì việc điều trị trở nên rất khó khăn và ít có cơ hội sống. Lúc này người nhà bệnh nhân nên chuẩn bị tốt tư tưởng, tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh để giúp người bệnh thoải mái hơn với những kế hoạch điều trị được lựa chọn.

Ung thư ống mật nên ăn gì?

Các tế bào ung thư ống mật có thể tiêu tốn một phần lớn năng lượng của cơ thể và tạo ra nhiều chất độc gây hại. Vì thế, một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh.

- Bổ sung đa dạng các loại protein từ thực phẩm: Ví dụ như cá, thịt gà bỏ da, thịt lợn nạc, đậu nành,... sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe chung và nâng cao sức đề kháng, nhất là sau các đợt hóa trị và xạ trị.

- Sử dụng các thực phẩm chứa chất béo tốt: Chất béo từ cá biển, dầu oliu, dầu hướng dương, đậu phộng.. là những nguồn chất béo tốt mà người bệnh ung thư ống mật nên sử dụng. Cần hạn chế các thực phẩm giàu chất béo xấu như phomai, thịt bò, các món chiên xào, thức ăn nhanh… để hạn chế các cơn đau hạ sườn phải.

- Tăng cường rau xanh và trái cây tươi

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng TPCN Kim Đởm Khang để hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm nhẹ triệu chứng của ung thư ống mật. Với thành phần từ 8 thảo dược quý, Kim Đởm Khang đã có nghiên cứu lâm sàng tại viện 103 giúp cải thiện tình trạng đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, vàng da; kháng viêm, kháng khuẩn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Kim Đởm Khang giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh ung thư ống mật

Kim Đởm Khang giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh ung thư ống mật

Kết quả chẩn đoán ung thư ống mật (ung thư đường mật) khiến người bệnh trở nên bi quan. Chính vì vậy sự chăm sóc và hỗ trợ của người thân trong gia đình có ý nghĩa rất lớn để giúp họ chống chọi lại với bệnh tật và sống lâu hơn.

Trích nguồn:  http://www.cancer.net

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.