Tìm hiểu về ung thư túi mật - bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Ung thư túi mật là một căn bệnh không phổ biến, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi. Nhưng nếu đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh là rất xấu, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, bạn phải luôn chú ý lưu tâm các vấn đề về túi mật để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của ung thư túi mật

Về lâm sàng không có một triệu chứng đặc hiệu nào giúp chẩn đoán được ung thư túi mật. Những ung thư túi mật khi còn nhỏ thường diễn biến âm thầm và chỉ được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm hay do sỏi.

Ung thư túi mật khó phát hiện ở giai gian đầu của bệnh (Ảnh minh họa)

Ung thư túi mật khó phát hiện ở giai gian đầu của bệnh (Ảnh minh họa)

Khi ung thư túi mật đã ở giai đoạn phát triển thì có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng (đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng), đầy hơi, ngứa ngáy, sốt, chán ăn, giảm cân, buồn nôn, vàng da và mắt.

Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm về các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên giúp tăng cường chức năng gan mật và cải thiện các triệu chứng của ung thư túi mật.

Nguyên nhân gây ung thư túi mật

Ung thư túi mật liên quan đến việc phát triển bất thường của các tế bào trong túi mật. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác được lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng các nhà khoa học cho rằng một số yếu tố chẳng hạn như béo phì, hút thuốc lá hay chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư túi mật. Bên cạnh đó, sỏi mật, viêm túi mật, bệnh tiểu đường… cũng có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của căn bệnh này.

Chẩn đoán ung thư túi mật

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư túi mật, bao gồm: - Xét nghiệm máu: để đánh giá chức năng gan có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. - Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): để quan sát hình ảnh của túi mật.

Xác định mức độ của bệnh ung thư túi mật Sau khi chẩn đoán ung thư túi mật, các bác sĩ sẽ tiếp tục xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh ung thư, để lựa chọn điều trị. Các xét nghiệm và các thủ tục được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư túi mật, bao gồm: - Thăm dò bằng phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để quan sát được phía bên trong bụng, xác định những dấu hiệu cho thấy ung thư túi mật đã lan rộng. Phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng và chèn vào một máy ảnh nhỏ, Camera sẽ giúp kiểm tra các cơ quan xung quanh túi mật, và nhận biết các dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan sang hay chưa. - Các xét nghiệm để kiểm tra đường mật: Bác sĩ có thể tiến hành tiêm thuốc nhuộm vào đường mật, sau đó kiểm tra những hình ảnh trên đường đi của thuốc nhuộm. Xét nghiệm này có thể hiển thị những tắc nghẽn trong đường mật.

Các loại ung thư túi mật

Có rất nhiều loại bệnh ung thư túi mật, tùy thuộc vào các tế bào bị ảnh hưởng. Hơn 80% ung thư túi mật là adenocarinomas, có nghĩa là phát triển ung thư bắt đầu trong các tế bào tuyến dọc theo túi mật.

Điều trị ung thư túi mật

Phương pháp điều gì ung thư túi mật phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân nhưng mục tiêu điều trị ban đầu vẫn là loại bỏ ổ ung thư trong túi mật.

Điều trị ung thư túi mật đang ở giai đoạn đầu:

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn, gồm có:

- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Ung thư túi mật sớm được giới hạn trong túi mật có thể điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật. - Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và một phần của gan: Ung thư túi mật khi đã mở rộng vượt ra ngoài túi mật và vào gan có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật cùng một phần của gan và đường mật bao quanh túi mật. Một số nghiên cứu cho thấy sau khi phẫu thuật thành công nên sử dụng thêm các liệu pháp điều trị bổ sung để phòng ngừa nguy cơ ung thư quay trở lại như hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi.

Điều trị ung thư túi mật giai đoạn cuối:

Trường hợp ung thư túi mật đã lan rộng ra khỏi túi mật, biện pháp phẫu thuật sẽ không thể giải quyết được. Thay vào đó, các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị như hóa trị, bức xạ trị liệu và các biện pháp giảm tắc nghẽn đường mật để làm giảm các triệu chứng của bệnh và giúp cuộc sống của bệnh nhân thoải mái nhất có thể.

Chăm sóc người bệnh ung thư túi mật

Người bệnh ung thư nhất là trong những giai đoạn cuối thường rất yếu, họ có thể không tự làm những việc đơn giản như sinh hoạt của bản thân. Vì vậy, luôn cần phải có một người ở bên chăm sóc, có thể là người thân trong gia đình hoặc nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp, để giúp đỡ họ về cả thể chất và tinh thần. Người chăm sóc lúc này sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc quán xuyến tất cả các công việc thường ngày của người bệnh.

Nếu người thân của bạn được chẩn đoán ung thư túi mật, bạn có thể giúp họ làm việc nhà, thay quần áo, tắm rửa... Bạn cũng nên tích lũy thêm càng nhiều kiến thức về bệnh sẽ giúp quá trình chăm sóc dễ dàng hơn.

Một chế độ ăn khoa học cũng giúp ích rất nhiều cho người bệnh ung thư túi mật, do đó bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn, như tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin và dưỡng chất, hạn chế bớt chất béo trong thực đơn. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng nên một khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng cho người bệnh.

Chiến đấu với bệnh ung thư không hề đơn giản nhưng với sự nỗ lựa của người bệnh và sự giúp đỡ của người thân yêu về mặt tinh thần sẽ có thể giúp họ sống lâu hơn.

Xem thêm: 

Ung thư ống mật - Những điều cần biết, chẩn đoán và điều trị

Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi đường mật...

Kim Đởm Khang