Vàng da tắc mật – Vấn đề không thể xem thường

Vàng da là tình trạng nhuốm màu vàng ở da, thường kèm theo niêm mạc và kết mạc mắt cũng bị vàng. Đây là một biểu hiện tương đối đặc trưng của các bệnh lý về gan mật, trong đó thường gặp nhất là vàng da do tắc mật. Trong một số trường hợp, vàng da tắc mật có thể khiến người bệnh tử vong nên không thể xem thường.

Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây vàng da tắc mật. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như: giun chui ống mật, viêm gan cấp tính, xơ gan, u đầu tụy, khối u túi mật/đường mật, chít hẹp đường mật bẩm sinh, xơ gan mật nguyên phát, ứ mật thai kỳ

Triệu chứng của vàng da, tắc mật là gì?

Bình thường, dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật để sử dụng khi tiêu hóa thức ăn. Khi dòng chảy của dịch mật bị tắc, sắc tố mật bilirubin không được đào thải ra bên ngoài mà thấm vào máu, gây ra triệu chứng vàng mắt, vàng da.

Ngoài vàng da, vàng mắt, người bệnh có thể phát sinh thêm các triệu chứng sau đây:

-    Đau bụng (thường xảy ra ở phần bụng phía trên bên phải của cơ thể) -    Nước tiểu sẫm màu -    Bị tiêu chảy -    Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím -    Sốt và ớn lạnh -    Ngứa da -    Người mệt mỏi, khó chịu -    Chán ăn -    Phân nhạt màu -    Giảm cân ngoài ý muốn

Trong những trường hợp vàng da tắc mật nghiêm trọng, người bệnh có thể sốt cao trên 38OC

Trong những trường hợp vàng da tắc mật nghiêm trọng, người bệnh có thể sốt cao trên 38OC

Thiếu dịch mật cũng khiến cho khả năng hấp thu chất béo, cũng như một số chất dinh dưỡng như calci, vitamin A, D, E, K kém hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, nên nếu bị thiết hụt cũng là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị chảy máu và bầm tím.

Một số trường hợp vàng da tắc mật nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh, cần phải được cấp cứu ngay. Đó là khi người bệnh gặp phải những triệu chứng sau đây:

-    Bụng trướng, căng và đầy hơi -    Sốt cao (trên 38 độ C) -    Buồn nôn hoặc nôn -    Đau bụng dữ dội

Sử dụng thêm Tpcn Kim Đởm Khang cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của ung thư túi mật và tăng cường chức năng gan mật. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963 022 986 - 0962 326 300  (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết

Chẩn đoán vàng da tắc mật

Để chần đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng, sức khỏe tổng quát của người bệnh và một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi hay sinh thiết gan (lấy mẫu tế bào gan) nếu cần thiết.

Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định mức độ của hai loại enzyme alkaline phosphatase và gamma-glutamyl transpeptidase. Những người bị tắc mật sẽ có lượng lớn hai loại enzyme này trong máu.

Xét nghiệm máu đo nồng độ bilirubin chỉ có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc mật mà không thể tìm ra được nguyên nhân. Do đó, các bác sỹ thường sẽ thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, trong đó phổ biến nhất là phương pháp siêu âm. Chỉ trong những trường hợp nhất định, chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI mới được áp dụng thay thế cho siêu âm.

Nếu nguyên nhân là từ gan, các bác sỹ có thể sẽ làm sinh thiết tế bào gan. Nếu nguyên nhân từ đường mật, người bệnh sẽ được nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) hoặc siêu âm nội soi để có hình ảnh rõ nét về hình ảnh các đường ống mật tụy phục vụ cho chẩn đoán chính xác.

Điều trị vàng da tắc mật như thế nào?

Để điều trị vàng da tắc mật hiệu quả nhất, cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu điều trị là giải quyết nguyên nhân và làm giảm triệu chứng.

Ví dụ:

- Nếu bị tắc nghẽn trong ống dẫn mật do giun, sỏi cần phẫu thuật hoặc thực hiện thủ tục nội soi lấy sỏi/gắp giun

- Nếu nguyên nhân tắc nghẽn trong gan, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có các chỉ định khác nhau, chẳng hạn như bác sĩ nghi ngờ vàng da tắc mật là do sử dụng thuốc thì bạn cần ngưng sử dụng thuốc đó.

- Nếu người bệnh bị ngứa quá nhiều do bilirubin thấm vào máu, có thể được chỉ định thuốc cholestyramin để giảm triệu chứng

Người bệnh vàng da tắc mật cần bổ sung một số loại vitamin như vitamin K, D

Người bệnh vàng da tắc mật cần bổ sung một số loại vitamin như vitamin K, D

Người bệnh có thể sẽ được yêu cầu sử dụng thêm vitamin K nếu gan bị tổn thương quá nặng, dùng thêm vitamin D và calci để bù đắp những thiếu hụt do tắc mật gây ra.

Xem thêm:

Bị viêm gan cấp nên ăn gì? Thực đơn hợp lý ở từng giai đoạn

Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật

Biến chứng của vàng da tắc mật là gì?

Người bệnh vàng da tắc mật có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Biến chứng thường xảy ra do bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Bởi vậy ngay khi nhận thấy có biểu hiện vàng da bất thường bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Những biến chứng có thể gặp phải là:

-    Xơ gan (sẹo gan) -    Rối loạn đông máu -    Tiêu hóa kém -    Suy gan -    Hội chứng kém hấp thu (rối loạn gây cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn) -    Ung thư di căn -    Nhiễm trùng huyết

Để phòng biến chứng do vàng da tắc mật gây ra thì ngoài việc phải tuân thủ điều trị của bác sỹ, người bệnh cần ngừng sử dụng tất cả các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, một số loại thuốc. Thường xuyên vận động thể chất, ăn uống khoa học và sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược tốt cho gan mật sẽ giúp bạn sớm phục hồi sức khỏe.

XEM THÊM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT HIỆU QUẢ

Tham khảo: http://www.healthgrades.com/right-care/digestive-health/obstructive-jaundice http://www.merckmanuals.com/home/liver-and-gallbladder-disorders/manifestations-of-liver-disease/cholestasis