Viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp tính là bệnh về tiêu hóa do túi mật bị viêm với các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu. Viêm túi mật cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh cần phải cắt túi mật để hạn chế nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm túi mật cấp

Sỏi túi mật chiếm khoảng 95% tổng số các trường hợp bị viêm túi mật cấp tính. Sỏi mật hình thành và di chuyển đến miệng ống túi mật (đoạn ống nối với túi mật, dẫn mật đi ra và vào túi mật) gây tắc nghẽn làm ứ đọng dịch mật, tăng áp lực cho túi mật. Hậu quả là túi mật bị viêm, tổn thương thành túi mật và 20% các trường hợp viêm túi mật có kèm theo nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn như vi khuẩn kỵ khí, Ecoli… hoặc ký sinh trùng như giun đũa xâm nhập đường mật, gây nhiễm trùng mật và thành túi mật vốn đã tổn thương do viêm sẽ dẫn đến viêm túi mật cấp.

Sỏi túi mật là thủ phạm chính gay viêm túi mật cấp

Sỏi túi mật là thủ phạm chính gay viêm túi mật cấp

Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như viêm sau phẫu thuật, chấn thương nghiêm trọng, bỏng nặng, nhiễm trùng huyết, suy dinh dưỡng nặng, do bệnh tiểu đường hoặc AIDS.

Tpbvsk Kim Đởm Khang – giải pháp từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, phòng ngừa nguy cơ mắc viêm túi mật cấp tính. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0963.022.986 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn rõ hơn.

Triệu chứng của viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp gặp ở nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi thường gặp là 40 – 60 với các triệu chứng chính sau:

- Đau quặn: đau xuất hiện ở vùng gan và đau hạ sườn phải sau đó lan lên bả vai phải, thỉnh thoảng đau thượng vị. Cơn đau thường dai dẳng, kéo dài khoảng vài giờ, đau nhiều hơn khi thở sâu và ho.

- Sốt cao: khoảng từ 39 – 40oC.

- Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện kèm theo như: trướng bụng, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt, phân bạc màu…

Chuẩn đoán bệnh viêm túi mật cấp tính

Khám lâm sàng: bác sỹ sẽ yêu cầu bạn hít vào và ấn tay xuống phần bụng bên dưới hạ sườn phải, nếu bạn bị viêm túi mật cấp thì chỗ đó sẽ đau nhói, sờ thấy túi mật to kèm theo biểu hiện sốt cao.

Khám cận lâm sàng: 2 xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán là xét nghiệm máu giúp phát hiện các biểu hiện viêm (số lượng bạch cầu tăng cao…) và siêu âm để phát hiện sỏi có trong túi mật, đường mật. Nếu cần thêm xét nghiệm để chẩn đoán, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X-quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ có thể được lựa chọn thực hiện.

Điều trị viêm túi mật cấp

Nếu bị đau quặn bụng với các biểu hiện nghi ngờ viêm túi mật cấp tính, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay lập tức.

- Điều trị nội khoa: được chỉ định ngay từ ban đầu để làm dịu cơn đau cấp tính, bao gồm:

+    Nghỉ ngơi, không ăn hoặc uống gì để hạn chế co thắt túi mật.

+    Truyền dịch để ngăn ngừa mất nước.

+    Dùng thuốc giảm đau chống co thắt (atropine, paraverin) để làm giảm triệu chứng.

+    Dùng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn.

Với điều trị ban đầu này, viêm túi mật cấp tính có thể khỏi sau 7 ngày, nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh do sỏi túi mật, bác sỹ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật để đề phòng nguy cơ tái phát.

Xem thêm:

Thực phẩm cho người bệnh viêm túi mật

Biến chứng sau cắt túi mật

- Điều trị ngoại khoa: đối với các trường hợp nặng đã có biến chứng như viêm phúc mạc, thủng túi mật, hoại tử túi mật… thì các bác sỹ bắt buộc phải tiến hành mổ cấp cứu để cắt bỏ túi mật .

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật cấp cứu

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật cấp cứu

Viêm túi mật cấp có nguy hiểm không?

Viêm túi mật cấp tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng túi mật, hoại tử túi mật, nhiễm trùng dẫn đến viêm phúc mạc, viêm dính các tạng khác trong ổ bụng, thậm chí người bệnh có thể tử vong do cáp cứu muộn và không được điều trị tích cực ngay thời điểm nhập viện.

Phòng ngừa viêm túi mật cấp

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc viêm túi mật cấp nhờ việc ngăn chặn sự hình thành sỏi mật bằng những biện pháp đơn giản sau:

- Cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol vì dư thừa cholesterol có thể gây hình thành sỏi mật.

- Kiểm soát cân nặng nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

- Không áp dụng chế độ giảm cân quá khắt khe và nhanh chóng, bởi có bằng chứng cho thấy việc này có thể làm thay đổi đột ngột quá trình sinh lý mật, làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Theo nguồn: http://www.nhs.uk

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước sỏi, vị trí sỏi, cơ địa mỗi người, các bệnh mắc kèm khác (bệnh gan, tiểu đường,...), chế độ ăn uống - sinh hoạt và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.  

XEM THÊM CHIA SẺ CỦA BỆNH NHÂN VỀ CÁCH ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT