Viêm túi mật cấp là một bệnh cấp cứu về đường tiêu hóa, tỷ lệ thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do sỏi mật gây nên, hay có thể do nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn E. coli và cầu khuẩn ruột...
Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị sưng đau do nhiều nguyên nhân, nhưng hơn 90% là do sỏi mật. Sỏi mật phát triển trong túi mật khi di chuyển cọ xát vào thành túi mật gây viêm, kết hợp với ứ trệ dịch mật lâu ngày, các “chất thải” không được đưa ra ngoài càng kích thích phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ hơn. Một số nguyên nhân hiếm gặp như do polyp túi mật, ung thư túi mật... cũng có thể làm tắc nghẽn đường mật và gây viêm.
Triệu chứng chính của viêm túi mật cấp tính là cơn đau buốt xuất hiện đột ngột ở vùng hạ sườn phải, sau đó diễn tiến đến nhiễm trùng và tắc mật. Có khoảng 60-70% bệnh nhân với cơn đau đầu tiên và tự lui bệnh. Tuy nhiên những cơn đau kéo dài về sau sẽ càng tăng dần, đầu tiên đau lan tỏa cả vùng hạ sườn phải sau đó lan đến vùng bả vai phải, vai phải. Đau tăng khi ho và hít sâu, bệnh nhân thường chán ăn và nôn; vàng da chỉ xuất hiện khi có viêm phù nề hoặc hạch chèn ép vào đường dẫn mật chính nên thường không có hoặc đến muộn.
Sốt xuất hiện sau các cơn đau vài giờ (6-12 giờ) do nhiễm khuẩn đường mật với các cơn sốt rét run sau đó vã mồ hôi, nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường hoặc hơi tăng.
Thể nhẹ chưa có biến chứng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng nội khoa, thường thì có thể khỏi sau 7 ngày, nhưng bệnh dễ tái phát. Viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần có thể tiến triển thành viêm túi mật mạn tính. Viêm túi mật ảnh hưởng không chỉ đối với chức năng gan mật mà cả với dạ dày, gây đầy bụng (do chất béo tích tụ trong dạ dày) và làm cho môn vị mở chậm, đồng thời cản trở bài tiết dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn, khiến cho mật xuống ruột không đều, tăng chất độc vào máu và làm ảnh hưởng tới gan.
Viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây xơ hóa thành túi mật, cuối cùng có thể khiến túi mật mất chức năng cô đặc và co bóp tổng đẩy dịch mật. Đây cũng là cơ hội thuận tiện làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
Viêm túi mật cấp có thể diễn tiến đến tắc mật và nhiễm trùng
Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại: 0964 781 912 - 0962 326 300 (trong giờ hành hính) để được tư vấn thêm về Tpcn Kim Đởm Khang - giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm túi mật cấp an toàn, hiệu quả.
Thể nặng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm ống mật, áp xe gan - khó điều trị, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm; viêm màng bụng toàn thể (cần mổ cấp cứu); rò mật với ống tiêu hoá - có thể rò vào hành tá tràng, đại tràng, dạ dày (lỗ rò túi mật - đại tràng có nguy cơ gây nhiễm khuẩn rất nặng).
Ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng cách nghỉ ngơi hoàn toàn hay chườm nước đá vùng túi mật. Những ngày đầu chỉ nên uống nước cháo, chè đường, sữa. Về sau chế độ ăn lỏng, cháo, súp, nước hoa quả, dùng bổ sung thêm các thuốc chống co thắt giảm đau, thuốc kháng sinh, điều chỉnh nước và điện giải bằng truyền dịch.
Ở thể nặng khi đã có biến chứng, bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa, mổ cấp cứu trong những trường hợp viêm phúc mạc; dọa vỡ, thủng túi mật; túi mật hoại tử, mưng mủ.
Các trường hợp khác có nhiều quan điểm khác nhau: có quan điểm mổ sớm tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp, có quan điểm mổ vào ngày thứ 3 - 7 để theo dõi, sau khi xác định rõ hết triệu chứng cấp mới tiến hành mổ.
Xem thêm: Viêm túi mật - không thể xem nhẹ bởi chủ quan là nguy
Sỏi làm ứ trệ dịch mật là nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật. Bởi vậy, để phòng ngừa viêm túi mật do sỏi, cần có những giải pháp để thúc đẩy sự lưu thông của dịch mật, đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm và loại sỏi. Tuy nhiên, việc lạm dụng phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi có thể dẫn tới nhiều hệ lụy về sau trên đường tiêu hóa, nên chỉ được chỉ định trong các trường hợp nặng, cần cấp cứu kịp thời.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, sự tác động hữu ích của 8 thảo dược truyền thống với bệnh gan mật đã tạo thành tác động kép trên toàn hệ thống như Nhân trần, Diệp hạ châu (tăng cường chức năng gan), Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo (lợi mật, tăng chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật), Chỉ xác (giảm đau, đầy trướng, khó tiêu), Sài hồ, Hoàng bá (kháng viêm, kháng khuẩn) nhờ đó mang lại lợi ích lâu dài trong việc hỗ trợ loại bỏ sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ viêm túi mật.
Chế độ ăn giàu chất béo là một trong những yếu tố làm xuất hiện và tăng nặng bệnh tình trạng viêm túi mật. Quá nhiều chất béo sẽ kích thích việc làm tăng co bóp túi mật và gây đau. Vì vậy, khi bị viêm túi mật cấp tính, nên để cho túi mật nghỉ ngơi bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các chất béo trong chế độ ăn và cả chất protid nữa vì chúng làm cho túi mật tăng co bóp. Chế độ ăn chỉ nên có glucid như nước ép hoa quả, nước rau, cho thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền, nước đường. Nên ăn nhạt, ăn nhiều chất xơ để chống táo bón, có thể ăn sữa đã tách bơ để bổ sung dưỡng chất.
Hạn chế các chất béo trong chế độ ăn để giảm các triệu chứng viêm túi mật
Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Muốn cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt bạn hãy chú ý thực hiện những bài tập vận động đơn giản nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng. Nếu chẳng may bạn lỡ quên không làm theo lời khuyên, thì hãy lấy lại sức bằng cách nghỉ ngơi và ăn nhẹ, nên ăn nhiều canh rau, sữa chua và những thực phẩm dễ tiêu.
Xem thêm:
- Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật
- Mẹo giúp giảm đau do viêm đường mật, túi mật
Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi đường mật, viêm túi mật...