Viêm túi mật - không thể xem nhẹ bởi chủ quan là nguy

Viêm túi mật là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay, rất nhiều người bệnh phải vào nhập viện vì lý do viêm túi mật cấp, hoặc khi vào viện biến chứng đã khá nặng. Mặc dù nguy hiểm nhưng căn bệnh này vẫn chưa thực sự nhận được quan tâm đúng mức từ cộng đồng. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết những thông tin cần thiết, đặc biệt là cách phòng ngừa và xử trí khi bị viêm túi mật.

Viêm túi mật là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm túi mật là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng túi mật. Trong hầu hết các trường hợp là do sỏi gây ứ trệ dịch mật, dẫn đến sưng, đau, sốt, dày dính thành túi mật. Về lâu dài, viêm túi mật mạn tính có thể làm teo túi mật, làm giảm khả năng co bóp, tống đẩy dịch mật. Nếu viêm túi mật cấp tính không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến mạng sống, như vỡ túi mật.

Túi mật là cơ quan nhỏ hình quả lê, nằm bên phải bụng và bên dưới gan. Chức năng của túi mật là lưu trữ dịch mật - chất lỏng được tiết ra từ gan. Trong bữa ăn, túi mật co lại, tống dịch mật xuống ruột non để tiêu hóa chất béo.

Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật

Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật

Các triệu chứng của viêm túi mật

Viêm túi mật gồm có viêm túi mật cấp tính và mãn tính.

Viêm túi mật cấp tính

Triệu chứng chính của viêm túi mật cấp tính là một cơn đau nhói đột ngột ở phía trên bên phải của bụng sau đó có thể lan ra vai phải. Không giống như một số cơn đau bụng do nguyên nhân khác, cơn đau liên quan với viêm túi mật cấp tính thường dai dẳng, và kéo dài trên vài giờ. Người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:

- Sốt

- Buồn nôn và ói mửa

- Toát mồ hôi

- Ăn mất ngon

- Vàng da, vàng mắt

Viêm túi mật mạn tính

Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính thường không rõ ràng vì thế rất khó để chẩn đoán. Bệnh chỉ có thể được phát hiện khi đã có những triệu chứng dữ dội và tái phát nhiều lần của đợt viêm cấp tính.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu gặp bất cứ triệu chứng đáng lo ngại nào, hãy tới gặp bác sĩ. Trong trường hợp cơn đau bụng của bạn quá nghiêm trọng, không thể ngồi yên được, hãy lập tức nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu.

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Có khoảng 90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi mật. Nguyên nhân có thể do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn mật, làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật trong túi mật và dẫn tới viêm.

Chỉ khoảng 10% các trường hợp viêm túi mật không phát hiện ra sỏi. Nguyên nhân là do:

- Khối u: Một khối u cũng có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn ống dẫn mật và dẫn tới viêm túi mật.

- Tắc nghẽn ống dẫn mật do sẹo hoặc nút xoắn.

- Chấn thương: Tổn thương túi mật do chấn thương bụng hoặc phẫu thuật có thể gây ra viêm túi mật.

Các biến chứng của viêm túi mật

Viêm túi mật có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

- Nhiễm trùng trong túi mật.

- Hoại tử túi mật: Viêm túi mật không được điều trị có thể gây ra hoại tử các mô trong túi mật dẫn tới nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

- Thủng túi mật: Hậu quả của sự ứ mật gây căng trướng hoặc sự hoại tử mô.

- Rò túi mật – tá tràng do hậu quả của viêm tiến triển.

Các xét nghiệm và chẩn đoán viêm túi mật

Để chẩn đoán viêm túi mật, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm máu: Mục đích để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn và để loại trừ các nguyên nhân khác.

- Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính: Nhằm phát hiện dấu hiệu của viêm túi mật.

- Hida scan: Theo dõi việc sản xuất và quá trình lưu thông mật.

Phương pháp điều trị viêm túi mật và thuốc

Thông thường khi được chẩn đoán viêm túi mật, bạn phải nằm viện một thời gian và sử dụng thuốc để ổn định tình trạng viêm, sau đó mới có thể tiến hành phẫu thuật.

Để kiểm soát viêm túi mật, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị sau:

- Hạn chế ăn uống: Bạn có thể phải hạn chế ăn uống trong thời gian đầu để không bị ứ mật thêm tại túi mật đang bị viêm. Khi đó bạn sẽ được truyền nước để tránh tình trạng mất nước.

- Uống thuốc kháng sinh: Mục đích để ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

- Uống thuốc giảm đau: Biện pháp này giúp bạn đỡ khó chịu khi trải qua những cơn đau dữ dội.

- Sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược: các loại thảo dược từ thiên nhiên như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá… có tác dụng tăng vận động đường mật, giải quyết sự ứ trệ của dịch mật, đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm nên mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm túi mật.

Kim Đởm Khang

Sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, viêm túi mật

- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Dù đã có những biện pháp để giúp ổn định triệu chứng, nhưng khi những cơn đau của viêm túi mật vẫn thường xuyên tái phát, gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, thì cắt bỏ túi mật là cần thiết. Khi túi mật bị cắt bỏ, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non của bạn mà không được lưu trữ trong túi mật, do đó bạn có thể gặp phải một số vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… 

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Phòng ngừa viêm túi mật

Bạn có thể làm giảm nguy cơ viêm túi mật thông qua các biện pháp dưới đây:

- Lựa chọn thực phẩm tốt cho túi mật: bạn hãy thực hiện một chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc, đặc biệt hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, bởi chúng là tác nhân chính kích thích các vấn đề của túi mật.

- Giảm cân từ từ: Ít ai biết rằng giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Vì thế, nếu bạn cần phải giảm cân, chỉ nên giảm 0,5 đến 1 kg trong một tuần.

- Giữ cân nặng thích hợp: Thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật, do vậy bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên để có được cân nặng hợp lý.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ bây giờ, bạn hãy có những biện pháp thay đổi lối sống tích cực để góp phần hạn chế căn bệnh viêm túi mật.

Cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh túi mật?

Nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh túi mật, hãy hẹn lịch khám với bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Dưới đây là thông tin hữu ích để giúp bạn sẵn sàng cho buổi khám này.  Những gì bạn nên làm  - Hãy hỏi trước bác sĩ để biết nên kiêng ăn, uống những gì,… tránh trường hợp bạn phải chuyển sang khám vào buổi khác.  - Viết ra tất cả các triệu chứng bất thường bạn gặp, bao gồm cả những triệu chứng bạn nghĩ là không liên quan đến bệnh này. - Ghi ra thông tin cá nhân chính của bạn, bao gồm cả lối sống cũng như những thay đổi lối sống gần đây. - Liệt kê một danh sách đầy đủ các thuốc, vitamin và cả các loại thực phẩm bổ sung bạn đang dùng. - Nếu có thể, bạn hãy đi cùng bạn bè hoặc người thân để đảm bảo bạn không bỏ sót thông tin nào cần nói với bác sĩ. Những điều bạn thắc mắc với bác sĩ?  Bạn đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về những thắc mắc của mình, chẳng hạn như: - Nguyên nhân nào khiến tôi bị viêm túi mật? - Tôi cần làm những xét nghiệm gì? - Tôi có cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật không? Nếu có tôi có thể gặp phải những rủi ro gì? - Những cách nào giúp tôi nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật túi mật? - Tôi có lựa chọn điều trị nào khác không? - Tôi có thể tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm túi mật trên những kênh truyền thông nào?  Những câu bác sĩ có thể hỏi bạn - Bạn bắt đầu triệu chứng khi nào? Tần suất ra sao? - Những tác động nào khiến triệu chứng của bạn trầm trọng hơn? Hoặc tiến triển tốt lên? *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/ http://www.nhs.uk/conditions/