Vỡ túi mật – Bệnh lý hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm

Vỡ túi mật gây ra những cơn đau đột ngột, dữ dội. Từ vị trí tổn thương hở trên thành túi mật, dịch mật thoát ra ngoài có thể gây nhiễm trùng máu và các cơ quan nội tạng. Đây là một trong những bệnh lý đường mật nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây vỡ túi mật

Sỏi túi mật là nguyên nhân phổ biến nhất nhất gây vỡ túi mật. Một số nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:

- Ký sinh trùng như giun đũa có thể di chuyển vào bên trong túi mật, gây thủng túi mật.

Nhiễm khuẩn túi mật do vi khuẩn Escherichia coliKlebsiella,Streptococcus faecalis… ở đường ruột.

Bùn mật – hỗn hợp gồm dịch mật, sạn mật và tinh thể cholesterol có thể gây tắc nghẽn đường mật, viêm túi mật.

Một số chấn thương vùng bụng cũng có thể gây vỡ túi mật như tai nạn xe, ngã, thương tích trong chơi thể thao nhưng thường hiếm gặp.

Các triệu chứng của vỡ túi mật

Người bệnh nên nhập viện càng sớm càng tốt nếu gặp phải bất kỳ nào sau đây:

- Đau đột ngột và dữ dội vùng góc trên bên phải bụng (vùng hạ sườn phải). Đau có thể lan ra sau lưng và vai phải

- Buồn nôn và nôn mửa

- Người bệnh không thể đứng thẳng khi đi và phải chúi người về phía trước do đau

- Tim đập nhanh, tụt huyết áp

- Sốt

- Da và chân tay lạnh

Cần chú ý hơn ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh sỏi mật và viêm túi mật.

Đau đột ngột, dữ dội là triệu chứng thường gặp nhưng dễ nhầm lẫn trong vỡ túi mật

Đau đột ngột, dữ dội là triệu chứng thường gặp nhưng dễ nhầm lẫn trong vỡ túi mật

Tpbvsk Kim Đởm Khang hỗ trợ phòng ngừa và điều trị sỏi mật – nguyên nhân chính gây vỡ túi mật. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 096.302.2986 - 096.232.6300 (trong giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể.

Các phương pháp chẩn đoán vỡ túi mật

Vỡ túi mật thường bị chuẩn đoán nhầm với sỏi mật hoặc viêm túi mật cấp tính do các triệu chứng bệnh tương tự nhau. Các xét nghiệm cần thiết để chấn đoán chính xác vỡ túi mật gồm: siêu âm bụng, siêu âm màu Doppler, chụp CT scan, chụp xạ hình đường mật

Ngoài ra, các bác sỹ có thể yêu cầu kiểm tra một loạt xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu viêm và nhiễm trùng:

- Bạch cầu tăng có cho thấy người bệnh đang nhiễm trùng

- Lượng protein phản ứng C (CRP) và tốc độ lắng hồng cầu (ESR) tăng cao là dấu hiệu của hiện tượng viêm.

Điều trị vỡ túi mật

Điều trị vỡ túi mật lý tưởng nhất là loại bỏ túi mật ra khỏi cơ thể người bệnh trước khi nó bị vỡ. Một số vị trí tổn thương trên thành túi mật có thể gây khó khăn trong quá trình lấy túi mật ra ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.

Túi mật có thể được cắt bỏ bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở. Nội soi cắt túi mật là phương pháp phổ biến hơn do nguy cơ biến chứng thấp hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn. Tuy nhiên, mổ nội soi không áp dụng cho các trường hợp: người bệnh đã trải qua phẫu thuật vùng bụng, người mắc bệnh lý tim, phổi.

Đồng thời người bệnh phải sử dụng thêm các thuốc kháng sinh trước và sau phẫu thuật để dự phòng nhiễm khuẩn, đặc biệt khi dịch mật đã thoát ra ngoài ổ bụng. Sau phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh có thể nằm viện trong vài ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Biến chứng thường gặp do vỡ túi mật

Biến chứng nguy hiểm thường gặp khi vỡ túi mật là nhiễm khuẩn huyết. Trong những trường hợp này, người bệnh bị shock do nhiễm khuẩn hoặc hoại tử các cơ quan trong ổ bụng nếu không điều trị kịp thời. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn ở những người có sức đề kháng kém hoặc có tiền sử nhiễm khuẩn huyết.

Vỡ túi mật có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời

Vỡ túi mật có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời

Phục hồi sau phẫu thuật cắt túi mật

Sau phẫu thuật cắt túi mật, việc mất đi một phần cơ thể khiến cho hoạt động tiêu hóa bình thường trở nên rối loạn với các triệu chứng: đau tức, chậm tiêu, đầy trướng hoặc tiêu chảy do dịch mật không còn nơi dự trữ mà được đổ thẳng vào ruột non. Những triệu chứng này sẽ được cải thiện sau vài tuần điều trị nhưng cũng có trường hợp người bệnh bị dai dẳng kéo dài, gây phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy 8 thảo dược truyền thống như: Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Diệp hạ châuKim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần có tác dụng tăng tiết dịch mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả; đồng thời cải thiện chức năng gan mật nhanh chóng làm giảm các biến chứng sau cắt túi mật trên đường tiêu hóa.

Chia sẻ của người bệnh sau cắt túi mật nhờ giải pháp chứa 8 thảo dược quý:

Tham khảo:

http://www.healthline.com/health/gallbladder-rupture#overview1

http://www.tandurust.com/health-faq-8/rupture-of-gallbladder-symptoms.html