Yếu tố nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa bệnh sỏi mật

Ước tính tại Việt Nam có tới khoảng 10 – 20% dân số mắc bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, thực tế số lượng người mắc có thể lớn hơn con số này vì chỉ 1 - 3% số người bị sỏi mật có những triệu chứng rõ ràng.

Những yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn tới căn bệnh này và làm sao để khắc phục nguy cơ, phòng ngừa sỏi mật hiệu quả là vấn đề nhiều người quan tâm.

Sỏi mật và những yếu tố nguy cơ cao

Yếu tố nguy cơ gây sỏi mật ở phụ nữ

Theo nghiên cứu, phụ nữ dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới. Tại Mỹ, có khoảng 25% phụ nữ trong độ tuổi 60 và hơn 50% phụ nữ ở độ tuổi 75 gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật và làm giảm co bóp túi mật, tạo điều kiện kết tụ sỏi. Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hay sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài, nồng độ estrogen tăng cao càng làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.

Yếu tố nguy cơ gây sỏi mật ở phụ nữ

Yếu tố nguy cơ sỏi mật ở nam giới

Ước tính có khoảng 20% nam giới trên 75 tuổi bị sỏi mật. Tuy nam giới có ít nguy cơ mắc sỏi mật hơn phụ nữ, nhưng khi đã mắc bệnh thì lại có khả năng bị biến chứng và phải cắt bỏ túi mật nhiều hơn.

TPCN Kim Đởm Khang với sự kết hợp hoàn hảo của 8 thảo dược quý, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Rủi ro bị sỏi mật ở trẻ em

Bệnh sỏi mật hiếm gặp ở trẻ em. Khi trẻ em bị sỏi mật, đa số sẽ là sỏi sắc tố, do nhiễm ký sinh trùng giun, sán hoặc các bệnh lý bẩm sinh như dị dạng đường mật, thiếu máu tán huyết… Nguy cơ mắc sỏi mật ở các bé gái và bé trai là như nhau.

Sỏi mật phụ thuộc vào yếu tố “dân tộc”

Bệnh sỏi mật liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, lượng chất béo đưa vào cơ thể, chính vì vậy, tỷ lệ mắc sỏi mật rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Chẳng hạn, người dân gốc Tây Ban Nha và Bắc Âu có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn so với người có nguồn gốc Châu Á và Châu Phi do khẩu phần ăn của họ có nhiều chất béo hơn. Người Châu Á nếu bị sỏi mật, đa số là sỏi sắc tố.

Yếu tố gia đình

Nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi mật, thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu cho biết, có đến 33% trường hợp bị sỏi mật liên quan đến yếu tố gia đình.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì làm tăng lượng cholesterol ở trong dịch mật, từ đó tăng nguy cơ kết tụ sỏi mật. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh sỏi mật.

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Giảm cân nhanh chóng

Giảm cân quá nhanh có thể làm phá vỡ sự cân bằng của các thành phần có trong dịch mật, khiến dịch mật trở nên quá bão hòa với cholesterol. Đồng thời, khi không có mặt chất béo ở trong đường tiêu hóa, sẽ làm giảm các cơn co bóp của túi mật, khiến dịch mật không được tống đẩy xuống ruột để tiêu hóa thức ăn, tạo điều kiện để cholesterol lắng đọng và kết tụ thành sỏi. Nghiên cứu cho thấy, ăn một chế độ ăn rất ít calo và chất béo trong vòng 8 – 12 tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật lên 12%

Các bệnh rối loạn chuyển hóa

Những người bị mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, điển hình như bệnh tiểu đường, có nguy cơ bị sỏi mật và biến chứng viêm túi mật do sỏi cao hơn. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đường cũng kéo theo rối loạn chuyển hóa mỡ, làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật. Đồng thời, đường huyết tăng cao lâu ngày làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển vận động của túi mật. Điều này khiến dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện cho các thành phần trong dịch mật lắng đọng và kết tụ sỏi.

Các yếu tố nguy cơ khác

- Có tới 40% người bệnh được nuôi ăn qua tĩnh mạch bị sỏi túi mật.

- Bệnh Crohn – bệnh lý viêm ruột làm giảm tái hấp thu muối mật từ đường tiêu hóa, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh túi mật.

- Xơ gan là một yếu tố nguy cơ cao gây sỏi sắc tố mật.

- Ghép tạng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật và biến chứng sỏi mật, chính vì vậy, một số trung tâm ghép tạng yêu cầu cắt bỏ túi mật của bệnh nhân trước khi thực hiện

- Một số nhóm thuốc hạ cholesterol như nhóm fibrate cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

- Thiếu máu tán huyết làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi sắc tố.

Phòng ngừa sỏi mật thế nào cho hiệu quả?

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh sỏi mật:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Sử dụng các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu và dầu canola) hoặc axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ sỏi mật

- Ăn nhiều chất xơ

- Các nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật bằng cách ăn nhiều các loại hạt (đậu phộng, óc chó, hạnh nhân…)

- Những người ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp hạn chế các triệu chứng của sỏi mật và giảm nguy cơ phải cắt bỏ túi mật do sỏi.

- Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate làm tăng nguy cơ sỏi mật. Do đó, ăn giảm đường và carbohydrate có thể giúp phòng ngừa bệnh sỏi mật.

- Caffeine trong cà phê giúp kích thích co bóp túi mật và hạ thấp nồng độ cholesterol trong mật. Vì vậy uống 1 ly cà phê mỗi ngày cũng có thể gúp bạn giảm được nguy cơ mắc sỏi mật.

Duy trì cân nặng bình thường

Duy trì cân nặng ở mức bình thường và tránh giảm cân quá nhanh chóng, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc sỏi mật.

Phòng ngừa sỏi mật bằng thảo dược

Rất nhiều các thảo dược quý trong tự nhiên như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá… đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng gan mật, tăng vận động đường mật, nhờ đó hạn chế sự phát triển của sỏi mật cả về kích thước và số lượng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng việc quản lý tốt các bệnh liên quan như hội chứng ruột kích thích, bệnh tiểu đường…

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Nguồn: http://nymethodist.adam.com

--------------------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang chứa Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá… giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan

Thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang