Chào bạn!
Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật.
Sỏi mật thường gây nên một số biến chứng: viêm - nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, rò dịch mật vào phủ tạng, nhiều biến chứng rất nguy hiểm và cần phải điều trị kịp thời để tránh rủi ro về sức khỏe. Một số biến chứng nguy hiểm của sỏi mật như:
- Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho dịch mật thấm vào ổ bụng, nhiễm trùng và tổn thương các tạng bên trong ổ bụng)
- Ứ mật (do sỏi mật làm tắc nghẽn đường mật)
- Xơ gan do ứ mật (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan)
- Sỏi mật có thể lọt vào ngã ba mật – tụy làm ứ tắc dịch mật, dịch tụy gây tổn thương tụy, viêm tụy cấp do sỏi.
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật tùy thuộc theo vị trí sỏi, triệu chứng sỏi gây ra:
- Điều trị nội khoa:
Thuốc dùng trong sỏi mật gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, chữa trị biến chứng. Đối với tình huống của bạn bị sỏi mật 7 mm là loại sỏi nhỏ nên bạn cứ yên tâm chung sống hòa bình với nó nếu như không có biến chứng. Bạn có thể dùng thuốc làm tan sỏi có bản chất là acid mật như Ursodiol 250mg ngày 2 viên. Thuốc này chỉ dùng khi sỏi mật ít, không gây triệu chứng, không bị Calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm.Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật trong thời gian 6 tháng, 12 tháng.
Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, tổn thương đường tiêu hóa và sau thời
- Điều trị ngoại khoa: khi sỏi gây biến chứng đau, sốt, vàng da,…Các phương pháp điều trị ngoại khoa gồm: phẫu thuật cắt túi mật, nội soi mật tụy ngược dòng - ERCP, tán sỏi bằng sóng,…
Trước những bất lợi của phương pháp tây y, thì trong điều trị sỏi mật đông y lại là lợi thế nhờ cơ chế tác động toàn diện lên hệ thống gan mật: bào mòn sỏi, ngăn ngừa sỏi tái phát, trì hoãn phẫu thuật,…Một trong số rất ít các sản phẩm có tác dụng chuyên biệt với sỏi mật phải kể đến Tpcn Kim Đởm Khang – đây chính là một lựa chọn khá phù hợp với bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!