Đang mang thai mắc bệnh sỏi bùn mật phải làm sao?

  • Icon

    Tôi đang mang thai ở tuần số 30, đi siêu âm định kỳ phát hiện có sỏi bùn trong túi mật. Bác sĩ khuyên rằng thời gian này nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào và tăng vận động để sỏi không tăng về kích thước. Hiện tôi sắp sinh em bé, lại bị sỏi bùn nên tâm trạng rất hoang mang. Xin nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi.

    Icon

    Chào bạn,

    Trước mắt bạn không cần quá lo lắng, bởi điều đó có thể làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và ngay cả cho bạn. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều phụ nữ trong thời gian mang thai bị sỏi bùn túi mật. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do quá trình mang thai làm thay đổi nồng độ các hormon estrogen và progesteron. Những hormon này sẽ làm tăng đào thải cholesterol ra ngoài thông qua dịch mật, đồng thời làm giảm co bóp túi mật, khiến cholesterol trong dịch mật trở nên quá bão hòa (tan không hết) kết tinh lại tạo thành sỏi. Sau khi sinh con, nồng độ hormon trở về bình thường, nếu người mẹ ăn uống khoa học, vận động đều đặn và giảm được cân thì sỏi bùn có thể được tống xuất dần ra ngoài mà không cần điều trị.

    Sau khi sinh con, định kỳ 2-3 tháng/lần bạn cũng nên đi siêu âm để biết sỏi bùn có giảm hay tăng về kích thước hay không. Nếu sau khi cai sữa mà sỏi bùn vẫn còn, bạn có thể mua Tpcn Kim Đởm Khang về sử dụng. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, chứa 8 thảo dược truyền thống sẽ giúp tăng khả năng tống xuất và bào mòn sỏi bùn, đã được nhiều người bệnh chia sẻ có hiệu quả tốt.

    Chúng tôi xin gửi bạn một số lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm khi bị sỏi bùn, bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết:

    https://soimat.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-danh-cho-nguoi-benh-soi-mat-8.html

    Chúc bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia