Tìm hiểu nguyên nhân gây polyp túi mật và cách điều trị

  • Icon

    Tháng 4 năm nay, tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện có polyp túi mật, kích thước 6mm. Khi đó sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường, bác sĩ yêu cầu 3 tháng sau quay lại khám. Tôi rất chăm chỉ tập thể thao, ăn uống cũng khoa học nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao lại bị polyp túi mật. Tôi vừa đi kiểm tra hôm đầu tháng 9, kích thước polyp không thay đổi, xin hỏi tôi nên điều trị như thế nào?

    Icon

    Chào bạn,

    Polyp túi mật là tổn thương dạng giả u, xảy ra do sự tăng sinh quá mức của các tế bào niêm mạc thành túi mật. Đa phần polyp túi mật là lành tính, không gây triệu chứng hoặc biến chứng và người bệnh có thể chung sống hòa bình cùng polyp. Nhưng vẫn có khoảng 8% các tế bào của polyp có nguy cơ tiến triển thành ung thư, vì vậy bạn vẫn cần cẩn trọng trong giai đoạn này.

    Về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh polyp túi mật cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Phụ thuộc vào trạng thái của polyp mà có một số mối liên quan khác nhau đến nguyên nhân gây bệnh:

    - Polyp cholesterol: Chiếm 60-90% các trường hợp bị polyp túi mật, thường có kích thước nhỏ hơn 10mm và đa phần là lành tính. Nguyên nhân gây dạng polyp này là do có khiếm khuyết trong quá trình chuyển hóa cholesterol ở trong túi mật.

    - Polyp viêm: Quá trình viêm túi mật mạn tính đã hình thành nên các mô sẹo, mô xơ gây ra bệnh polyp túi mật. Kích thước loại polyp viêm cũng thường dưới 10mm và không có nguy cơ lớn tiến triển thành ung thư.

    - Polyp tuyến (u tuyến túi mật và u cơ tuyến túi mật): Có các dấu hiệu của tiền ung thư, do vậy nếu có dạng polyp này cần phải được theo dõi sát sao. Loại polyp này hình thành do sự loạn sản của lớp áo cơ túi mật.

    Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết, sự hình thành polyp túi mật có liên quan chủ yếu đến quá trình chuyển hóa chất béo. Một số trường hợp polyp có thể xuất hiện do di truyền hoặc có yếu tố gia đình liên quan đến lối sống và chế độ ăn.

    Ngược lại với căn bệnh sỏi túi mật, các yếu tố nguy cơ phát triển polyp túi mật hoàn toàn không có những mối quan hệ liên quan đến tuổi tác, giới tính, béo phì hoặc khi mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường. Nghiên cứu tại Trung Quốc xác định, những người mắc hội chứng Gardner, Peutz-Jeghers và mắc bệnh viêm gan B mạn tính đều làm tăng nguy cơ bị polyp túi mật.

    Với trường hợp của bạn, kích thước polyp là 6mm, kèm theo 3 tháng gần nhất chưa có triệu chứng, cũng như kích thước không thay đổi thì bạn chưa nên lo lắng vội, bởi với những tiêu chí này thì khả năng ung thư hóa của polyp rất thấp. Bạn chỉ cần tuân thủ tái khám theo định kỳ để kiểm tra kích thước polyp.

    Polyp tồn tại trong túi mật cũng giống như sỏi mật, nó có thể cản trở dịch mật xuống ruột non gây ra các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu… sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Để phòng tránh, bạn nên ăn nhiều thực phẩm xanh. Các chuyên gia cũng khuyến khích bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Kim Đởm Khang để hạn chế triệu chứng, phòng biến chứng, đồng thời làm giảm hấp thu cholesterol, chống viêm hiệu quả nên sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của polyp về kích thước và số lượng, nhờ đó ngừa được khả năng polyp tiến triển thành ung thư.

    Chúc bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia