Chào bạn,
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, về các vấn đề mà bạn thắc mắc chúng tôi xin giải đáp lần lượt như sau.
Có rất nhiều các yếu tố được cho là có liên quan việc hình thành polyp túi mật như: chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, mỡ máu cao, béo phì, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virus viêm gan… Nhưng trên thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chính xác nguyên nhân bị polyp túi mật là gì.
Đa phần các trường hợp polyp túi mật không có biểu hiện triệu chứng gì và thường được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay đi khám bệnh vì các lý do khác. Chỉ khoảng 6 - 7% bệnh nhân polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng, thường gặp nhất là đau tức dưới sườn phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn – nôn, ăn chậm tiêu và co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải. Polyp túi mật ít khi có biểu hiện cấp tính và gây ra những biến chứng như viêm đường mật, tắc mật. 92% trường hợp có polyp túi mật là lành tính, rất hiếm khi gặp ác tính (ung thư), vì vậy người bệnh có thể yên tâm chung sống hòa bình.
Xem thêm: Những điều cần biết về polyp túi mật
Việc phát hiện và chẩn đoán polyp chủ yếu dựa vào các thăm dò cận lâm sàng, phổ biến nhất là phương pháp siêu âm. Mặc dù có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, nhưng siêu âm không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính. Vì vậy người có polyp túi mật phải thăm khám định kì 6 tháng/1 lần để theo dõi, nếu kích thước polyp phát triển nhanh, chân lan rộng, bề mặt polyp xù xì nghi ngờ ác tính, sẽ có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để phòng ngừa nguy cơ này.
Tuy không có thuốc nào có thể đánh tan được polyp ngoài cắt túi mật, nhưng sau cắt túi mật bạn cũng có thể gặp phải khá nhiều biến chứng do nơi dự trữ dịch mật không còn. Do đó, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược giúp tăng chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật chẳng hạn như sản phẩm Kim Đởm Khang, nhằm hạn chế nguy cơ polyp phát triển về số lượng cũng như kích thước, ngăn ngừa nguy cơ cắt túi mật.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Thân!