Polyp túi mật 6mm có nguy hiểm không, nên điều trị thế nào?

  • Icon

    Tôi đi siêu âm bác sĩ chẩn đoán bị polyp túi mật, kích thước 6mm. Xin hỏi kích thước như vậy có nguy hiểm không và tôi nên điều trị như thế nào?

    Icon

    Chào bạn,

    Bạn chỉ tình cờ phát hiện ra polyp túi mật khi đi thăm khám sức khỏe hay do xuất hiện các dấu hiệu đầy trướng, khó tiêu, chậm tiêu, hạ sườn phải…? Nếu chỉ là tình cờ thì với kích thước polyp mới 6 mm thì bạn không cần quá lo lắng. Và để hiểu rõ hơn về căn bệnh này bạn đọc thêm tại đây.

    Polyp túi mật là bệnh gì?

    Polyp túi mật là u nhú mọc lồi bên trong túi mật, kích thước dưới 1cm thì đến hơn 90% các trường hợp là lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan mà cần tiến hành đi siêu âm kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần. Nếu sau 2 năm, kích thước polyp vẫn giữ nguyên mà không tiến triển thì có thể yên tâm chung sống hòa bình với bệnh mà không cần can thiệp điều trị.

    Xem thêm: Polyp túi mật và tiêu chuẩn dự đoán polyp ác tính

    Phương pháp điều trị polyp túi mật

    Hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn polyp mà chỉ khi nghi ngờ polyp là ác tính, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật cắt túi mật để phòng ngừa. Ngược lại, nếu polyp kích thước nhỏ, polyp lành tính thì không cần can thiệp mà chỉ cần siêu âm theo dõi.

    Trong Đông y cũng có một số thảo dược tốt cho gan mật mà bạn có thể tham khảo sử dụng để giúp ngăn ngừa các triệu chứng mà polyp gây ra như đầy trướng, chậm tiêu, viêm túi mật. Chẳng hạn như các thảo dược truyền thống: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu… chúng có khả năng ức chế gan tổng hợp cholesterol (thành phần cấu tạo chính của polyp), tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật, lợi mật. Bên cạnh đó, Sài hồ, Hoàng bá cũng là các kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm đường mật, ngăn ngừa nguy cơ viêm túi mật do polyp. Những thảo dược này tại Việt Nam đang có mặt trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang và được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống như: hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol (lòng trắng trứng, phủ nội tạng động vật), nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần… mà nên ăn nhiều chất xơ lành mạnh như rau, củ, quả; đồ ăn chứa nhiều chất béo có lợi như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, các loại dầu từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải…

    Xem thêm: 

    8 Thảo dược quý - “khắc tinh” của sỏi mật mà bạn nên biết

    Polyp túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì? Những điều cần ghi nhớ

    Chúc bạn sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia