Chào bạn,
Khi được chẩn đoán mắc bệnh polyp túi mật nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng vì chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về căn bệnh này.
Để giải đáp cho câu hỏi polyp túi mật có nguy hiểm không, trước hết phải hiểu được polyp túi mật là bệnh gì. Thực chất polyp túi mật được ví như một cục thịt thừa phát triển trên bề mặt của niêm mạc túi mật, chủ yếu do cholesterol cấu thành.
Nếu polyp túi mật có kích thước dưới 6mm, theo dõi từ 6 - 9 tháng liên tục mà kích thước polyp không tăng, không có biểu hiện đau, đầy trướng bụng thì không nguy hiểm, đây là polyp lành tính và không cần điều trị.
Kích thước polyp của bạn từ 6 - 9 mm thì cần phải theo dõi sát sao hơn, có thể 2 - 3 tháng một lần bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu polyp không tăng kích thước, thì chưa đáng lo ngại, bạn nên theo dõi thường xuyên tối thiểu trong vòng 2 năm. Ngược lại nếu polyp tăng nhanh về kích thước, số lượng, chân polyp lan rộng, hoặc polyp nứt vỡ gây tắc dịch mật, dẫn tới đau, đầy trướng, đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần phải có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu kích thước polyp lớn hơn 10 mm, hoặc trong túi mật có nhiều hơn một polyp thì không thể coi thường. Trong trường hợp này, polyp có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư túi mật.
Hiện chưa có loại thuốc nào có thể làm tan polyp. Các bác sỹ sẽ dựa vào kích thước polyp và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải trên lâm sàng để có chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Nếu polyp kích thước nhỏ hơn 10mm, chưa có triệu chứng thì chỉ cần siêu âm định kỳ để theo dõi. Trong trường hợp polyp đã gây viêm, đau sốt tái đi tái lại, có kích thước lớn (hơn 10mm) hoặc kích thước phát triển nhanh, hay có nhiều polyp trong túi mật (da polyp)thì cần nghĩ đến polyp ác tính (ung thư), khi đó cần sớm phẫu thuật để cắt bỏ túi mật.
Như vậy, ở trường hợp của bạn, kích thước polyp là 6mm, nếu chưa gây đau viêm gì thì không cần phải lo lắng. Bạn chỉ cần định kỳ 3 - 6 tháng đi siêu âm lại để theo dõi.
Xem thêm: Cách điều trị polyp túi mật
Trước mắt bạn cần có chế độ ăn hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol (như mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng…), tăng cường rau ranh chất xơ và luyện tập thể dục hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang để giúp tăng cường lưu thông dịch mật, hạn chế các triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra do polyp như: đầy trướng bụng, chậm tiêu, khó tiêu sau khi ăn, đau tức ở vùng hạ sườn phải, viêm túi mật,…
Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0963.022.986 - 0962 326 300 để được tư vấn chi tiết!
Chúc bạn sức khỏe!
Thân!