Chào bạn,
Sỏi mật nếu không gây ra triệu chứng và biến chứng thì chưa cần thiết phải điều trị. Nhưng bạn vẫn nên lưu ý theo dõi sức khỏe, tránh trường hợp sỏi phát triển nhanh về kích thước lẫn số lượng, có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: đầy chướng, chậm tiêu, đau tức hạ sườn phải, sốt cao, vàng da hoặc sỏi gây biến chứng viêm túi mật/đường mật/viêm tụy…
Tuy sỏi của bạn có kích thước khá lớn nên trước mắt, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: hạn chế dầu mỡ, thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhiều cholesterol (lòng đỏ trứng, nội tạng động vật) vì đây là những thực phẩm có khả năng làm tăng sự phát triển của sỏi; tăng cường vận động nhẹ nhàng nhằm phòng ngừa nguy cơ ứ trệ dịch mật.
Chẳng may nếu sỏi có làm xuất hiện triệu chứng hoặc gây biến chứng, bạn có thể được bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị như dùng thuốc làm tan sỏi, nội soi lấy sỏi, mổ nội soi cắt túi mật, mổ hở… Sự ra đời của các phương pháp này mang lại khá nhiều hiệu quả trong những trường hợp nặng. Đi kèm với đó, nhược điểm lớn nhất chúng không giải quyết đó là nguyên nhân gây sỏi vẫn còn. Để giải quyết vấn đề này, Đông y có một số bài thuốc có thể giúp tăng chất lượng và số lượng dịch mật, tăng vận động đường mật, hỗ trợ bào mòn sỏi từ đó giảm được triệu chứng (nếu có), phòng ngừa biến chứng và nguy cơ tái phát sỏi. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết: 8 thảo dược quý trị bệnh sỏi mật
Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!